88Point88Point

【bảng xếp hạng giải malaysia】Thị trường vàng: Nhiều câu hỏi chưa có lời đáp

Vang SJC

Vàng miếng nhãn hiệu SJC. Ảnh: SJC

Vàng để làm gì?ịtrườngvàngNhiềucâuhỏichưacólờiđábảng xếp hạng giải malaysia

Tháng 7 là mốc thời gian được những người quan tâm đến thị trường vàng chờ đợi, để xem kết quả thị trường ra sao sau thời hạn các ngân hàng phải chính thức chấm dứt việc cho vay và huy động vàng theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Để đáp ứng nhu cầu tất toán vàng của các ngân hàng, NHNN đã liên tục bán ra hàng chục tấn vàng kể từ đầu năm. Mặc dù ước tính nhu cầu vàng để tất toán của các ngân hàng vào khoảng hơn 20 tấn, nhưng trên thực tế, trong vòng chưa đầy 4 tháng (tính đến ngày 22/7), NHNN đã bán ra xấp xỉ 50 tấn vàng và dự kiến vẫn còn tiếp tục bán ra.

Nếu so sánh, có thể thấy con số này gần bằng mức nhập khẩu vàng chính thức cả năm của NHNN trước đây (khoảng 50 – 60 tấn vàng/năm).

Câu hỏi đặt ra trước tiên là vàng bán ra nhiều thế để làm gì ? Nếu các ngân hàng mua để bù đắp các khoản cho vay và huy động trước đây, thì câu hỏi tiếp theo là thực sự các ngân hàng đã cho vay nhiều đến mức nào, và bao nhiêu vàng nữa mới đủ?

Có một lý do khác để các ngân hàng mua vàng là để kinh doanh trong hạn mức NHNN cho phép là 2% vốn tự có. Nếu tính hạn mức 2% vốn tự có khoảng trên dưới 10 nghìn tỷ đồng của một ngân hàng, thì số vàng mỗi ngân hàng được mua vào khoảng 5.000 – 6.000 lượng, không nhiều nhặn gì so với số vàng được mua vào lâu nay.

Ngoài các ngân hàng, đối tượng mua vàng của NHNN là các doanh nghiệp kinh doanh vàng. Các doanh nghiệp này chủ yếu đáp ứng nhu cầu mua bán vàng của người dân. Nếu họ mua vàng nhiều như vậy và bán ra thị trường, liệu có phải xu hướng “vàng hóa” đang được cổ vũ?

Mặt khác, cũng có ý kiến lo ngại việc các doanh nghiệp kinh doanh vàng có tiềm lực tài chính lớn, có khả năng tích trữ một lượng vàng lớn và tạo ra những “cơn sóng” trên thị trường vàng. Trong khi đó, quy định quản lý về các chỉ tiêu tài sản, tín dụng đối với các công ty này không chặt chẽ như với các tổ chức tín dụng.

Bao giờ giá vàng trong nước mới tiệm cận giá thế giới?

Đối với nguồn vàng đấu thầu, cũng có nhiều vấn đề đáng băn khoăn. Để nhập khẩu vàng, NHNN sẽ phải sử dụng ngoại tệ từ nền kinh tế. Vì thế, việc nhập khẩu vàng nhiều chắc chắn ảnh hưởng đến tỷ giá, đến CPI, đến dự trữ ngoại hối.

Có một yếu tố thuận lợi khiến NHNN “dư dả” để nhập khẩu vàng trong giai đoạn này là dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đang tăng đáng kể (báo cáo của ngân hàng HSBC ước tính dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng dần từ mức 17 tỷ USD quý 3/2012 lên mức 24 tỷ USD trong quý 2 năm nay và sẽ còn tăng tiếp tục).

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc sử dụng vàng và USD quá nhiều sẽ làm tổn hại đến khả năng quản lý chính sách tiền tệ của NHNN. Một quan chức NHNN cho biết, thời gian tới NHNN có thể sẽ mua vàng lại từ thị trường, cung tiền đồng ra nền kinh tế. Ý định sử dụng vàng như một công cụ điều tiết tiền đồng hàm chứa nhiều rủi ro, trong khi chính NHNN đang muốn chống vàng hóa.

Không thể phủ nhận những kết quả từ chính sách quản lý thị trường vàng, chống vàng hóa của NHNN, như việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán gần như đã chấm dứt, vàng không còn được cho vay hay huy động trong ngân hàng, gây rủi ro cao cho hệ thống tín dụng, hiện tượng “sốt vàng”, đầu cơ vàng đã được kiềm chế… Tuy nhiên, một trong những mục tiêu được quan tâm nhất là thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới lại chưa đạt được, mà thậm chí mức độ chênh lệch còn cao hơn.

Là nơi độc quyền nhập khẩu vàng, khoảng cách này có thể được NHNN điều chỉnh thông qua đấu thầu vàng. Tuy nhiên, việc NHNN liên tục bán vàng ra với giá tương đương giá thị trường và cao hơn giá thế giới vài triệu đồng/lượng trong thời gian qua đã duy trì khoảng cách xa giữa giá vàng trong nước và giá thế giới.

Khi nào giá vàng trong nước mới về sát với giá vàng thế giới, tiếp tục là một câu hỏi lớn nữa mà dư luận chờ được giải đáp?!.

Hoàng Yến

赞(2)
未经允许不得转载:>88Point » 【bảng xếp hạng giải malaysia】Thị trường vàng: Nhiều câu hỏi chưa có lời đáp