【cup đức】Thế giới lo lắng về làn sóng khủng hoảng tài chính thứ ba?

Các thị trường mới nổi sắp rơi vào làn sóng khủng hoảng tài chính thứ ba?ếgiớilolắngvềlànsóngkhủnghoảngtàichínhthứ<strong>cup đức</strong>

Ảnh: www.australiannationalreview.com

“Sự thiếu chắc chắn ngày càng gia tăng về sự đổ vỡ của các nền kinh tế mới nổi, giá cả hàng hóa thấp hơn và khả năng Mỹ tăng lãi suất đang khiến những quan ngại về tính bền vững của giá trị tài sản tăng cao. Điều này đang chỉ ra một làn sóng mới về một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu”, báo cáo mới nhất của Goldman Sachs nhận định.

Làn sóng từ các thị trường mới nổi lần này trùng với sự sụp đổ của giá hàng hóa, trong khi ở giai đoạn trước đó bắt nguồn từ sự đổ vỡ thị trường nhà ở tại Mỹ và sau đó lan sang châu Âu dẫn tới khủng hoảng nợ công tại lục địa già, báo cáo của ngân hàng lớn thứ 5 tại Mỹ nêu rõ.

Những lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất lần đầu tiên trong gần một thập kỷ qua đang thúc đẩy một dòng vốn lớn chảy ra khỏi các thị trường mới nổi, bao gồm ở cả khu vực kinh tế sôi động như châu Á.

Tuy nhiên, cuộc họp của Fed vào giữa tháng 9 vừa qua đã khiến các thị trường ngạc nhiên khi cơ quan này quyết định không tăng lãi suất ngay. Nhiều nhà phân tích cho rằng đợt tăng lãi suất có thể sẽ rơi vào năm sau.

Mặc dù điều này đã giúp ổn định các thị trường khó tính và bình ổn giá cả các đồng tiền, một số chuyên gia cho rằng đây chỉ là sự “xả hơi” mang tính tạm thời.

Một trong những mối lo ngại của Golman Sachs về các thị trường mới nổi là mức lãi suất giảm trên toàn cầu đã thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và gây tích tụ nợ, đặc biệt tại Trung Quốc, và điều này có khả năng sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

Ngân hàng này cho rằng việc hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế và thu nhập tại các quốc gia đang phát triển cũng làm gia tăng những sợ hãi về một sự “trì trệ kéo dài” của việc lãi suất cố định thấp và việc lợi nhuận vốn chủ sở hữu giảm dần.

Tuy nhiên ngân hàng Mỹ cũng cho biết đây là những lo sợ thái quá.

“Phần lớn sự yếu kém tại các thị trường mới nổi, trong đó có Trung Quốc, có thể phản ánh sự tái cân bằng trong tăng trưởng kinh tế chứ không phải là sự suy yếu về mặt cấu trúc”, Goldman Sachs cho biết. Trong khi đó, việc điều chỉnh có thể kéo dài (như từng xảy ra trong làn sóng khủng hoảng tại Mỹ và EU), điều này sẽ dẫn tới sự đảo ngược kịp thời sự mất cân bằng kinh tế, tạo ra nền tảng cho việc ‘bình thường hóa’ trong hoạt động kinh tế, lợi nhuận và lãi suất.

Một số chuyên gia lại không chắc chắn về sự phục hồi kinh tế tại các thị trường mới nổi.

Quỹ đầu tư tài sản Deutsche Asset Management Wealth cho biết xu hướng tốc độ tăng trưởng tại các thị trường này đang giảm đi, do ảnh hưởng xấu của sự thiếu cải cách cơ cấu trong 10 năm qua.

“Các chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của các nền kinh tế phát triển đã thúc đẩy nhiều nhà đầu tư bỏ tiền vào các thị trường đang phát triển, một phần bởi vì các nước này có lợi thế về mặt lãi suất”, công ty này cho biết. Tuy nhiên trong thực tế, môi trường tài chính thuận lợi này chỉ đơn giản là giúp các thị trường mới nổi che đậy sự suy yếu trong phát triển kinh tế của họ.

Môi trường dễ kiếm tiền cũng thúc đẩy việc đầu tư quá mức, dẫn tới việc các công ty đối mặt với không chỉ những khoản nợ lớn, mà còn cả gánh nặng lãi suất trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế mong manh, Deutsche Asset cho biết.

“Nguy cơ vỡ nợ và phá sản có thể tăng lên. Sự kết hợp của tỷ lệ đầu tư cao, nợ tăng và tăng trưởng suy giảm khiến các thị trường mới nổi dễ tổn thương hơn bao giờ hết”./.

Mai Hương (Theo CNBC)

World Cup
上一篇:Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
下一篇:Ngư dân tử vong thương tâm sau khi rơi xuống biển ngất xỉu