Cúp C2

【nhan dinh bdn】Quy hoạch hệ thống thuỷ lợi ở Cà Mau đi sau, loay hoay đối phó

字号+ 作者:88Point 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-01-10 10:36:28 我要评论(0)

Bài 1: Thuỷ lợi theo đuôi sản xuất (CMO) LTS: Với đặc thù có cả 3 môi trường ngọt, lợ và mặn, tạo c nhan dinh bdn

Báo Cà MauBài 1: Thuỷ lợi theo đuôi sản xuất (CMO) LTS: Với đặc thù có cả 3 môi trường ngọt, lợ và mặn, tạo cho tỉnh Cà Mau một hệ sinh thái đa dạng, giàu tiềm năng phát triển kinh tế, đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản và lúa gạo. Song, thời gian qua hệ thống thuỷ lợi chưa được đầu tư đúng mức, bài bản để phục vụ sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu, do vậy chưa phát huy được các tiềm năng mà thiên nhiên đã ban tặng.

Quá trình chuyển đổi sản xuất nhanh, thiếu đồng bộ, trong khi thiếu vốn để đầu tư hạ tầng thuỷ lợi… Từ đó, hạ tầng thuỷ lợi không thể đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, từng lúc, từng nơi gặp không ít khó khăn, nhất là trước tác động ngày một rõ hơn của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Trở lại câu chuyện của những năm 2000, do sự chi phối của cơ chế thị trường, diện tích nuôi thuỷ sản tăng vọt qua từng năm. Ngược lại, diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp giảm đáng kể. Năm 2000, diện tích nuôi thuỷ sản tỉnh 197.953 ha, con số này tăng lên 273 ngàn héc-ta vào năm 2010 và hiện nay là 302 ngàn héc-ta, trong đó diện tích nuôi tôm 280 ngàn héc-ta.

Chuyển dịch nhanh và thiếu đồng bộ

Diện tích lúa trên đất nuôi tôm ngày càng thu hẹp, do không khép kín được tiểu vùng.

Từ con số trên cho thấy, một diện tích lớn từ sản xuất theo hệ sinh thái ngọt chuyển sang sinh thái mặn, lợ. Sự chuyển đổi này một phần do giá cả thị trường có nhiều biến động, giá lúa còn thấp, khó tiêu thụ làm cho thu nhập của người trồng lúa giảm, trong khi nuôi tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, còn có một nguyên nhân đáng lưu tâm hơn là đặc điểm sản xuất của tỉnh hoàn toàn dựa vào nước trời (nước mưa), trong khi hệ thống thuỷ lợi chưa đáp ứng được nhu cầu ngăn mặn, giữ ngọt, tăng năng suất, sản lượng, chưa chủ động trong việc tưới, tiêu, làm ảnh hưởng tới sản xuất.

Thực tế quá trình chuyển đổi sản xuất quá nhanh, thiếu đồng bộ khiến hệ thống công trình thuỷ lợi xây dựng trong các giai đoạn trước không còn phù hợp, khiến tình hình sản xuất của tỉnh đã khó lại càng khó hơn. Đồng ruộng tái nhiễm mặn và nhiễm mặn nặng không thể thực hiện mô hình canh tác theo quy hoạch trước đó hay cả mô hình luân canh trồng lúa trên đất nuôi tôm, gây thiệt hại trong sản xuất.

Theo  Phó giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau Tô Quốc Nam, trước đây vùng Nam Cà Mau vẫn là nửa mặn nửa ngọt, từ đó quy hoạch thuỷ lợi của vùng này nhằm phục vụ sản xuất 1 vụ lúa, 1 vụ tôm. Tuy nhiên, hiện nay vùng Nam Cà Mau đã chuyển dịch nuôi tôm gần như hoàn toàn, chỉ còn lại một phần diện tích nhỏ sản xuất một vụ lúa trên đất tôm. Và thời gian qua đã đầu tư khép kín được Tiểu vùng 10 và khép hở Tiểu vùng 17 và 18 để ngăn nước ô nhiễm từ sông Gành Hào.

Cộng hưởng cùng khó khăn trên là tình hình biến đổi khí hậu ngày càng thể hiện rõ nét và diễn biến phức tạp. Đặc biệt là hạn hán, xâm nhập mặn, bão lũ, triều cường ngày càng dâng cao bất thường không theo quy luật, xói lở bờ sông, bờ biển xảy ra nhiều nơi với số lần tăng hơn; Dông lốc xuất hiện ngày càng nhiều và nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm, gây thiệt hại to lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân trong tỉnh. 

Trong điều kiện tự nhiên hiện tại của tỉnh, việc cung cấp nước sinh hoạt và nước cho các cụm công nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nguồn nước mặt toàn tỉnh hầu như bị mặn quanh năm, chỉ trừ vùng Bắc Cà Mau bị nhiễm mặn trong các tháng mùa khô, vào các tháng mùa mưa thì ngọt nhưng cũng bị nhiễm phèn không sử dụng được cho sinh hoạt. Do đó, nước phục vụ sinh hoạt và các khu công nghiệp chủ yếu là khai thác nước ngầm, dẫn đến tình hình khai thác nước ngầm ngày càng tăng về số lượng giếng khoan cũng như tổng lượng khai thác, làm suy giảm nguồn nước ngầm và gây ra hiện tượng sụp lún đất.

Hiệu quả chưa như mong muốn

Trước những nhu cầu cấp bách trên đặt ra yêu cầu hệ thống thuỷ lợi cùng với hệ thống đê và bờ bao ngăn mặn, chống tràn. Công trình thuỷ lợi ấy phải có đủ năng lực giải quyết các vấn đề lấy nước mặn phục vụ nuôi thuỷ sản, trữ ngọt, cải thiện điều kiện tiêu úng, xổ phèn cải tạo đất, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp. Hệ thống đê, bờ bao và công trình thuỷ lợi, đồng thời góp phần phát triển các công trình hạ tầng cơ sở như hệ thống đường sá, cầu cống, các trung tâm dân cư...

Nạo vét kênh thuỷ lợi ở xã Tân Đức, huyện Đầm Dơi.

Theo đó, hệ thống thuỷ lợi tỉnh vẫn được tiến hành theo quy hoạch thành 2 vùng Nam Cà Mau và Bắc Cà Mau với 23 tiểu vùng. Cụ thể, vùng Nam Cà Mau có 18 tiểu vùng và Bắc Cà Mau 5 tiểu vùng. Vùng ngọt hoá Quản lộ Phụng Hiệp được điều chỉnh trở thành Tiểu vùng 6 - Nam Cà Mau sản xuất theo hệ sinh thái mặn. Theo Giám đốc Trung tâm Khai thác công trình thuỷ lợi Trần Quốc Nam, mục tiêu cao nhất của quy hoạch thuỷ lợi thời gian tới là xây dựng hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ đa mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh.

Theo đó, đối vời vùng sinh thái ngọt được bố trí công trình thuỷ lợi ngoài việc ngăn mặn giữ ngọt phục vụ sản xuất còn có nhiệm vụ phân từng khu vực (tiểu vùng) để có thể bơm tiêu hỗ trợ khi cần thiết, nhất là vùng trũng thấp. Đối với vùng sinh thái mặn, ngọt đan xen chủ yếu là Nam Cà Mau và Tiểu vùng 6 Bắc Cà Mau, Quản lộ Phụng Hiệp nếu có điều kiện tiến hành bao từng tiểu vùng nhằm khống chế lan truyền nước thải, dịch bệnh, chủ động lấy và thoát nước theo ý muốn. Ngoài ra, còn có khả năng giữ nước mưa trong tiểu vùng để tưới hỗ trợ cho vụ lúa đối với tiểu vùng có trồng lúa trên đất nuôi tôm.

Quy hoạch là vậy, tuy nhiên, thời gian qua do nguồn kinh phí còn hạn chế nên việc đầu tư khép kín còn dàn trải, kéo dài. Ông Trần Quốc Nam nhận định, mặc dù một số tiểu vùng đã được đầu tư khá toàn diện từ hệ thống cống, kênh và bờ bao, đê bao. Nhưng nếu xét về hiệu quả thì hầu hết các tiểu vùng chưa đạt như mong muốn, chưa đạt mục tiêu của các dự án đặt ra./.

Sau hơn 15 năm triển khai thực hiện quy hoạch thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh đến nay chỉ có thể khép kín được 6 trong số 23 tiểu vùng và 2 tiểu vùng khép hở. Theo kế hoạch, đến cuối năm 2020 sẽ hoàn thiện Tiểu vùng 5 huyện Phú Tân; Tểu vùng 2, 3 của Cái Nước, Phú Tân. Theo ông Tô Quốc Nam, hiện Bộ NN&PTNT đã đồng ý cấp thêm cho tỉnh 500 tỷ đồng để hoàn thiện các tiểu vùng đang đầu tư dở dang trong giai đoạn 2015-2020. Đồng thời, yêu cầu không đầu tư mới mà tiến hành xây dựng quy trình vận hành cống, gắn thiết bị Scada quan trắc môi trường nước để đánh giá hiệu quả. Nếu đạt kết quả tốt, Trung ương sẽ tiếp tục đầu tư Tiểu vùng 14 (khu vực Lương Thế Trân) và Tiểu vùng 4 của Trần Văn Thời.

Trung Đỉnh - Nguyễn Phú

Bài 2: Bộc lộ nhiều khiếm khuyết

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
  • Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...

    Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...

    2025-01-10 10:12

  • Khẩn trương bồi thường cho ngư dân miền Trung

    Khẩn trương bồi thường cho ngư dân miền Trung

    2025-01-10 10:04

  • Từ 20/8, xe ô tô dưới 7 chỗ được lưu thông qua cầu Việt Trì

    Từ 20/8, xe ô tô dưới 7 chỗ được lưu thông qua cầu Việt Trì

    2025-01-10 09:35

  • Hoàng gia tiếp tục không mời Harry

    Hoàng gia tiếp tục không mời Harry

    2025-01-10 08:35

网友点评