Bơm tiền cân bằng thị trường Liên tục trong 6 phiên sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán,ếtNgânhàngNhànướcdồndậpbơmtiềkết quả siêu cúp thổ nhĩ kỳ từ 27/1-3/2, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bơm tiền qua hợp các đồng repo giấy tờ có giá, với tổng cộng hơn 98.184 tỷ đồng cho các ngân hàng thương mại. Trong đó, các hợp đồng phiên ngày 27/1 có kỳ hạn 14 ngày, còn lại tất cả đều có kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 6%/năm. Hoạt động bơm tiền diễn ra trong bối cảnh 5 hợp đồng repo giấy tờ có giá được thực hiện trước Tết đáo hạn (từ 13-19/1), với tổng giá trị hơn 83.125 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, NHNN chỉ sử dụng công cụ tín phiếu hút duy nhất trong phiên ngày 3/2, với 15.000 tỷ đồng trên thị trường mở với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 5,79%/năm. Như vậy, trong 6 phiên ngoài Tết, NHNN đã thực hiện bơm hút để cân đối nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng trên thị trường mở. Trong tuần trước Tết, từ 16-19/1, NHNN bơm ròng gần 12.647 tỷ đồng. Trong tuần 9-13/1, NHNN cũng bơm ròng gần 23.428 tỷ đồng. Trong 3 tuần trước đó, NHNN đều hút ròng, mỗi tuần ở mức trên dưới 100.000 tỷ đồng. Hoạt động bơm tiền của NHNN gần đây diễn ra trong bối cảnh lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng ở mức khá cao. Lãi suất qua đêm từ mức 5,95%/năm (hôm 12/1) lên 6,26%/năm (hôm 2/2). Đây là mức khá cao so với 2-4,6%/năm trong hai tuần cuối cùng của năm dương lịch 2022, cũng như cao hơn lãi suất qua đêm tại Mỹ (hiện khoảng 4,58%/năm). Đảm bảo thanh khoản, hỗ trợ nền kinh tế Hoạt động bơm ròng trong vài tuần gần đây, đặc biệt là ngay cả sau Tết Nguyên đán, cũng không hút tiền về, cho thấy NHNN đang có xu hướng đẩy thêm tiền vào nền kinh tế trong bối cảnh các ngân hàng có room tín dụng mới trong năm 2023. Cuối năm 2022, NHNN cũng đã có những thay đổi về chính sách nhằm thúc đẩy thêm dòng tiền vào nền kinh tế. Cụ thể, ngày 31/12/2022, NHNN đã ban hành Thông tư 26/2022 (thay thế Thông tư 22/2019) nhằm điều chỉnh cách tính tỷ lệ Dư nợ tín dụng/Vốn huy động (LDR) tại các ngân hàng thương mại, có hiệu lực từ 31/12/2022 tới hết năm 2023. Theo VnDirect, Thông tư 26 được đánh giá sẽ có tác động tích cực lên thanh khoản hệ thống, khi có gần 50% tiền gửi Kho bạc Nhà nước có kỳ hạn tại các NHTM (ước tính khoảng hơn 150 nghìn tỷ đồng, dựa trên số liệu báo cáo tài chính quý IV/2022), có khả năng được tính vào phần dư địa cho vay của hệ thống. Từ đó, phần nào sẽ giảm áp lực lên lãi suất cho vay. Một số ngân hàng thương mại có nguồn gốc quốc doanh như Vietcombank (VCB), BIDV (BID), Vietinbank (CTG) sẽ được hưởng lợi từ thay đổi nói trên khi tỷ lệ LDR mới giảm đáng kể. Tuy nhiên, hoạt động bơm tiền cũng khá thận trọng khi lạm phát và tỷ giá vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khả năng thẩm thấu tiền của doanh nghiệp cũng không lớn khi lãi suất cho vay ở mức cao trong vài tháng qua. Thị trường tài chính thế giới bất ổn Trong phiên giao dịch cuối tuần 3/2 (rạng sáng 4/2 giờ Việt Nam), đồng USD trên thị trường Mỹ tăng vọt. Chỉ số DXY - đo lường biến động của đồng USD so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt trên thế giới - tăng vọt thêm hơn 1,2% lên 102,99 điểm. Đây là diễn biến rất bất ngờ sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hôm 1/2 tiếp tục giảm tốc độ tăng lãi suất. Fed chỉ tăng lãi suất thêm 25 điểm lên 4,5-4,75%/năm và phát tín hiệu có thể chỉ tăng 1-2 lần, ở mức độ thấp trong cuộc họp tháng 3 và tháng 5, trước khi đảo chiều vào cuối năm 2023. Cú tăng mạnh của đồng USD vào rạng sáng 4/2 (giờ Việt Nam) xảy ra theo chiều hướng ngược lại với tín hiệu trên thị trường, sau khi Mỹ công bố báo cáo việc làm đáng kinh ngạc. Theo Bộ Lao động Mỹ, nước này có thêm 517.000 việc làm trong tháng 1/2023, vượt xa dự báo 187.000 việc làm của các chuyên gia và mức tăng 260.000 việc làm của tháng 12/2022. Tỷ lệ thất nghiệp xuống đáy 53 năm. Số liệu đó khiến thị trường lo ngại Fed sẽ có những thay đổi lớn trong các cuộc họp sắp tới. Khi thị trường lao động tốt, Fed có thể duy trì lãi suất ở mức cao kéo dài để kéo lạm phát xuống mức mục tiêu 2,5% (so với mức 6,5% ghi nhận vào tháng 12). Đỉnh lãi suất cũng có thể cao hơn mức 5%/năm như kỳ vọng trước đó. Một đồng USD ở mức cao kéo dài ảnh hưởng tới nhiều đồng tiền, trong đó có VND của Việt Nam. Trong nước, tỷ giá USD/VND ổn định trong khoảng hai tháng qua. So với đỉnh 24.888 đồng/USD (giá bán tại Vietcombank) ghi nhận hôm 25/10, đồng USD đã giảm hơn 5,1%, xuống còn 23.620 đồng/USD (giá bán hôm 3/2). Việc đồng USD trên thị trường thế giới còn ở mức cao sẽ khiến các nước, trong đó có Việt Nam, không dễ dàng trong việc đưa ra các chính sách tài chính tiền tệ. Gần đây, NHNN có động thái đẩy mạnh mua USD (sau khi bán mạnh hồi tháng 10-11/2022) nhằm gia tăng dự trữ ngoại hối, làm dày thêm bộ đệm chính sách cũng như bơm thêm tiền ra để kích thích nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước bơm ròng tiền khi lãi suất qua đêm tăng mạnhNgân hàng Nhà nước bơm ròng tiền ra thị trường sau 3 tuần hút ròng liên tiếp. Lãi suất qua đêm hiện ở mức cao, trong khi nhu cầu thanh khoản dịp giáp Tết tăng. NHNN có thể mua mạnh USD khi nguồn cung ngoại tệ khả quan. |