【bxh vdqg costa rica】Đề xuất 3 nhóm giải pháp “cứu” thị trường lao động

dệt may

Ngành dệt may là ngành phải cắt giảm nhân sự nhiều nhất. Ảnh: Bùi Tư

Phóng viên TBTCO đã trao đổi với chuyên gia lao động Nguyễn Thị Lan Hương về các giải pháp "cứu" thị trường lao động. Thecứubxh vdqg costa ricao đó, bà Nguyễn Thị Lan Hương đã nhấn mạnh cần thực hiện 3 nhóm giải pháp.

PV:Kết quả khảo sát lần 3 của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cho thấy các doanh nghiệp (DN) đang rất khó khăn vì dịch Covid-19 lần 2. Bà có nhận định gì về tác động của dịch bệnh tới nền kinh tế, thị trường việc làm trong đợt bùng dịch lần thứ 2 này?

Bà Nguyễn Thị Lan Hương:Tôi cho rằng kết quả khảo sát đó chưa phải là những con số tồi tệ nhất. Kinh tế khó khăn, doanh nghiệp ngừng hoạt động sẽ gây nên tình trạng mất việc làm. Không có việc làm sẽ ảnh hưởng tới sinh kế...

Việc phân tách khái niệm đợt dịch 1 - đợt dịch 2 chỉ có ý nghĩa về mặt y tế thôi. Còn về mặt thị trường lao động là thị trường dẫn suất, nên các tác động sẽ có độ trễ và lâu dài, sâu rộng.

Đánh giá từ các chuyên gia cho thấy tác động về kinh tế không đi theo các đợt dịch mà nó sẽ sâu hơn rất nhiều. Việc giãn cách xã hội, ngưng các hoạt động kinh doanh, ngừng giao lưu quốc tế... đã tác động rất mạnh mẽ tới kinh tế và thị trường lao động không chỉ trong nước mà cả quốc tế.

chuyên gia lao động
      Bà Nguyễn Thị Lan Hương

Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam vẫn trong làn sóng của dịch nên không thể tách bạch rõ tác động của đợt dịch 1 hay đợt dịch 2. Tình trạng DN khó khăn, tạm ngừng hoạt động đã gây ra hiện tượng mất việc làm của gần 8 triệu lao động (tính đến hết quý II/2020). Đây gần như 1 vòng xoáy lớn với thị trường lao động, chưa thể nhận định được đáy của nó là ở đâu.

Trong khi đó, thị trường lao động của Việt Nam chưa chủ động, bị động và kém thích ứng. Điều này khiến cho cơ hội mở rộng việc làm gặp khó khăn.

PV:Bà đánh giá thế nào về các nhóm giải pháp hỗ trợ của Việt Nam trong thời gian qua?

Bà Nguyễn Thị Lan Hương:Cá nhân tôi cho rằng Việt Nam đã đưa ra đúng giải pháp, nhiều nước trên thế giới cũng làm vậy thôi. Nhà nước đã giảm thuế, giảm các khoản đóng góp. Ngoài ra, Nhà nước đã cùng với các DN tạo ra các việc làm linh hoạt, tạo ra phúc lợi, các gói hỗ trợ...

Giải pháp đúng, nhưng cách thức thực hiện của chúng ta chưa phù hợp với thực tiễn nên khó triển khai. Ví dụ như triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng, muốn hỗ trợ lao động, nhưng lại không thể xác định được đối tượng lao động thì làm sao mà hỗ trợ. Đó là chưa kể tới việc chúng ta có một hàng rào về thủ tục hành chính như hộ khẩu, tạm trú... quá rườm rà. Để hỗ trợ lao động, các nước đều dựa vào khai báo lao động điện tử. Điều này ta cũng làm được!

Mới đây, Việt Nam cũng đang rục rịch chuẩn bị tung gói hỗ trợ lần 2 cho DN. Tôi đánh giá về mặt giải pháp Chính phủ đã đề ra nhanh và khá tốt. Tuy nhiên, cách thức thực thi chưa tốt. Ví dụ, có thể căn cứ vào DN khai báo thuế qua mạng để căn cứ xử lý, không nhất thiết cứ phải có hệ thống các điều kiện và thủ tục hành chính rườm rà.

PV:Vậy theo bà cần phải có các nhóm giải pháp thế nào để vực dậy DN và hỗ trợ lao động?

Bà Nguyễn Thị Lan Hương:Như trên đã nói, về giải pháp Việt Nam đề ra cũng đã đi đúng hướng. Nhưng giải pháp đó mới chỉ là giải pháp tức thời, chưa phải là giải pháp tổng thể, lâu dài, toàn diện.

Trước một cuộc khủng hoảng, cần thực hiện 3 nhóm giải pháp. Đầu tiên là giải pháp "giật", tức là cấp cứu kịp thời. Sau đó, phải nhanh chóng đưa DN, lao động và cả nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng. Tiếp đó, cần phải đề ra kế hoạch mới để chuyển đổi hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, người lao động và cả nền kinh tế.

Cụ thể, với người lao động, cần phải tổ chức hệ thống an sinh - xã hội toàn diện cho họ. Cần phải hỗ trợ đào tạo lại lao động hướng tới trạng thái bình thường mới phát triển kinh tế giúp họ thích ứng với công việc mới. Có thể đào tạo online, đào tạo trực tuyến để giúp lao động nắm bắt xu hướng công việc mới nhanh chóng, tiết kiệm. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng tìm ra những cơ hội mới, việc làm mới, thị trường mới cho lao động. Chuyển đổi việc làm thành công cũng là cách để giúp lao động tiếp cận với sàn an sinh xã hội.

Với DN, Nhà nước phải cùng với các DN nghiên cứu phải đánh giá lại các chuỗi hoạt động từ đó giúp họ thoát khỏi khủng hoảng.

Ví dụ trong lĩnh vực du lịch, khi thị trường quốc tế bị đứt gãy thì Nhà nước phải cùng với DN tìm giải pháp để kích cầu du lịch trong nước. Không phải chỉ cần giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho DN mà Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các bộ ban ngành phải cùng với DN xây dựng chiến lược mới, chuyển đổi sản xuất kinh doanh. Theo đó, lĩnh vực nào trụ được thì hỗ trợ, tìm giải pháp để phát triển, lĩnh vực nào không trụ được nữa thì giải tán hoặc chuyển đổi.

Để chiến thắng khủng hoảng chúng ta cần phải làm tổng thể, đồng bộ.

PV:Xin cảm ơn bà!

Kết quả khảo sát doanh nghiệp lần 3 (thực hiện từ 13 - 16/8/2020) từ 15 hiệp hội và 349 doanh trong nước và nước ngoài của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ (Ban IV) cho thấy, tác động của sự bùng phát dịch Covid-19 lần hai đối với DN đặc biệt lớn. 20% số DN được khảo sát trả lời là phải tạm dừng hoạt động; 76% DN không cân đối được thu chi; 2% DN đã giải thể; chỉ có 2% DN tạm thời chưa bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Đặc biệt, hơn 47% số DN được khảo sát cho biết phải cắt giảm lao động. Tỷ lệ DN cắt giảm trên 50% lao động chiếm 33% số doanh nghiệp được khảo sát.

Bùi Tư (thực hiện)

Nhà cái uy tín
上一篇:Ô tô tải đâm vào hộ lan cao tốc Nội Bài
下一篇:Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất