【kết quả bóng đá bỉ hôm nay】Móc xích quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây

作者:World Cup 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 09:14:41 评论数:

VHO - Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển,ócxíchquantrọngtrêntuyếnhànhlangkinhtếĐông–Tâkết quả bóng đá bỉ hôm nay Khu kinh tế thương mại đặt biệt Lao Bảo (Quảng Trị) – Đensavan (Lào) đã có bước phát triển đáng kể, hình thành diện mạo của khu đô thị biên giới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các hoạt động đầu tư, thương mại, dịch vụ lại chưa được như kỳ vọng, chưa tương xứng với tiềm năng.

 Trong bối cảnh kết nối, hợp tác phát triển đang trở thành xu hướng chung của khu vực, Việt Nam và Lào đang nỗ lực đề xuất các sáng kiến kết nối, tạo động lực mới cho hợp tác kinh tế song phương, việc xây dựng và phát triển Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới (KTTMXBG) chung Lao Bảo – Đensavan có ý nghĩa chiến lược, tạo động lực mới cho hợp tác Việt Nam – Lào. Xuất phát từ những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và vị trí địa chính trị, kinh tế quan trọng của tuyến Đường 9 và khu vực hai bên cửa khẩu Lao Bảo – Đensavan. Tại cuộc gặp giữa Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào từ ngày 7.1.1997, hai bên đã thống nhất nội dung “Hoàn tất quy chế chợ đường biên và khu vực thương mại tự do Lao Bảo – Đensavan”, “giao cho Chính phủ và Ủy ban hợp tác hai nước phối hợp nghiên cứu và sớm ban hành các cơ chế, chính sách về vay vốn ưu đãi, miễn giảm thuế, hỗ trợ chi phí nghiên cứu cho một số dự án… nhằm tạo môi trường pháp lý và động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp của hai nước”. Từ quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, các cơ quan chức năng của 2 quốc gia đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để sớm đưa ý tưởng này thành hiện thực.

Việc xây dựng và phát triển KKTTMXBG chung Lao Bảo – Đensavan có ý nghĩa chiến lược trong thúc đẩy kết nối kinh tế Việt Nam – Lào; góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam – Lào và bảo đảm quốc phòng, an ninh cho cả hai nước. Bên cạnh đó, KKTTMXBG này có triển vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho cả hai nước. Những năm gần đây, cùng với hệ thống hạ tầng giao thông đang được hai nước Việt Nam và Lào quan tâm đầu tư và bước đầu phát huy tác dụng, các hoạt động đầu tư dọc theo tuyến đường 9, nhất là tại huyện Sepon (nơi có Khu TMBG Đensavan) đang có những chuyển động mới. Nhiều dự án có quy mô lớn đã được đầu tư, góp phần làm cho khối lượng và kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu quá cảnh qua cặp cửa khẩu Lao Bảo - Đensavan tăng nhanh: Năm 2020 có 120.000 lượt phương tiện, khối lượng hàng hóa 1,53 triệu tấn, trị giá 8,9 tỷ USD; năm 2021 khối lượng hàng hóa 2,6 triệu tấn, kim ngạch xuất nhập khẩu 12,168 tỷ USD (hàng hóa xuất khẩu và nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất chủ yếu qua cảng Đà Nẵng).

Móc xích quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây - ảnh 1
KTTMXBG chung Lao Bảo – Đensavan có ý nghĩa chiến lược, tạo động lực mới cho hợp tác Việt Nam – Lào

Kết nối hạ tầng giao thông là trọng tâm, đang trở thành một xu hướng lớn của các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Từ năm 2013, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) đã xác định một kế hoạch kết nối APEC đến năm 2025 với ba lĩnh vực trọng tâm là kết nối thể chế, kết nối vật chất (bao gồm hạ tầng) và kết nối con người. Ở khu vực Đông Nam Á, một cộng đồng chung - Cộng đồng ASEAN (AC) - đã ra đời cuối năm 2015 và các nước trong khu vực đang tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN giai đoạn đến năm 2025, trong đó chú trọng ba lĩnh vực kết nối chủ yếu là thể chế, hạ tầng và con người. Sáng kiến “Vành đai và Con đường” do Trung Quốc khởi xướng năm 2013 và các sáng kiến hợp tác tiểu vùng khác giữa Trung Quốc với một số nước ASEAN; giữa Việt Nam với Lào, Campuchia... cũng chú trọng kết nối thể chế, hạ tầng, con người. Tuy nhiên, kết nối hạ tầng ở Đông Nam Á nói riêng, châu Á – Thái Bình Dương nói chung, đang trở thành một trong những lĩnh vực cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa Trung quốc với Mỹ và các nước phương Tây

Trao đổi với phóng viên Văn Hoá, ông Lê Minh Dương, Trưởng Đại diện Trung tâm Xúc tiến đầu tư tại miền Trung (Bộ Kế hoạch – Đầu tư) đánh giá, hiện nay, đề án này mới chỉ là ý tưởng giữa 2 Đảng, Nhà nước. Việc phát huy hết được tiềm năng, lợi thế còn phục thuộc vào nhiều yếu tố trong nội tại của khu cũng như sự kết nối, hỗ trợ của cả vùng và quốc gia. Để có được thành công như mong đợi, cần phải xác lập tư duy phát triển vùng, lợi ích vùng trên hành lang kinh tế Đông Tây. Dưới những quan điểm và định hướng chung giữa 2 Đảng, 2 Nhà nước. “Tôi nhận thấy đây là cơ hội vàng để trước mắt Việt Nam và Lào xác định và xây dựng khu thương mại xuyên biên giới chung với nhiều điểm chung quan trọng như chung cơ chế chính sách, quy chế hoạt động vận hành, chung nguồn lực đất đai, đây chính là tiền đề rất là quan trọng cho sự thành công của khu trong tương lai.Khu thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo – Đensavan là một trọng những móc xích quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây, là điểm cầu giao thương giữa 2 nước Việt Nam và Lào. Với vị trí chiến lược này, sự thành công của khu sẽ là cơ hội, lợi thế cho các tỉnh miền Trung kết nối mạnh mẽ hơn với các quốc gia trong khu vực, cũng như hướng đến thị trường đầy tiềm năng như khu vực Nam Á và Trung Đông trong tương lại.” – ông Dương đánh giá.

Mới đây, Hội thảo “KKTTMXBG chung Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam) - Densavan (tỉnh Savannakhet, Lào): Từ ý tưởng đến hiện thực” do Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị và Ủy ban chính quyền tỉnh Savannakhet (Lào) tổ chức. Hội thảo được tổ chức nhằm giới thiệu, lấy ý kiến tham gia của các nhà khoa học, các cơ quan, đơn vị và cộng đồng doanh nghiệp về nội dung Đề án thí điểm xây dựng KKTTMXBG chung Lao Bảo - Densavan, trong đó tập trung làm rõ tính khả thi và đề xuất các cơ chế, chính sách ưu đãi tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh tại KKTTMXBG chung; giới thiệu mô hình Khu thương mại tự do, khu phi thuế quan; giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư nhằm thu hút mạnh mẽ các nguồn lực để đầu tư vào Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo và Khu Thương mại biên giới Densavan. Qua đó, tạo kênh gặp gỡ, giao lưu trực tiếp, thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Trị với các tổ chức doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Hội thảo thu hút sự tham dự của hơn 200 đại biểu tham gia là lãnh đạo các cơ quan Bộ, ngành Trung ương, địa phương 2 nước Việt Nam – Lào, các cơ quan ngoại giao, các đối tác, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

最近更新