Đồng vợ đồng chồng Căn nhà mới đang trong giai đoạn hoàn thiện của gia đình chị Bùi Thị Ngọc ở khu phố Hưng Thịnh,ữngphụnữvươtỷ số bóng đá vn phường Hưng Chiến có diện tích gần 120m2. Chị Ngọc cho biết, tổng kinh phí xây dựng đến thời điểm này khoảng 200 triệu đồng. Toàn bộ công xây nhà chủ yếu là do chồng chị, anh Đỗ Thế Hào tự làm, chi phí nhân công chỉ tốn một ít vì anh em, bạn bè chủ yếu làm giúp, không lấy tiền công. Niềm vui khi có được căn nhà mới của chị Bùi Thị Ngọc Chị Ngọc và anh Hào cưới nhau xong là về ở với mẹ chồng trong căn nhà mục nát giữa vườn cao su chưa khép tán. Hai vợ chồng không có nghề nghiệp, phải đi làm thuê kiếm sống. Nhưng khi 2 đứa con lần lượt ra đời, mẹ già nay yếu mai đau thì khoản thu nhập từ làm thuê không đủ trang trải cuộc sống. 8 năm được sự hỗ trợ dưới danh nghĩa “hộ nghèo” đã khiến vợ chồng chị Ngọc cảm thấy cần phải cố gắng vươn lên bằng mọi cách. Chị Ngọc xin làm công nhân công trình đô thị, còn anh Hào bám trụ với nghề thợ xây. Bằng quyết tâm, vợ chồng chị Ngọc vay vốn hội phụ nữ tranh thủ nuôi gà tăng gia sản xuất để cải thiện kinh tế. Chị Ngọc kể: Tôi làm nhân viên công trình đô thị từ 1 - 5 giờ 30 phút sáng, sau đó đưa đón con đi học, rồi tranh thủ nuôi gà, vịt dưới tán cao su. Đến chiều, tôi dọn vệ sinh ở chợ Bình Long từ 16 giờ 30 phút - 20 giờ. Lương mỗi tháng hơn 5 triệu đồng, mỗi năm nuôi 2 lứa gà, vịt cũng kiếm thêm thu nhập. Chồng tôi chăm chỉ đi theo bạn học xây, nay đã thành thợ chính. Thu nhập của anh Hào có ngày bằng tiền, có ngày đổi công, miễn là có việc làm thường xuyên. Nhờ tiết kiệm, siêng năng nên chúng tôi mới có tiền xây nhà. Dành hạnh phúc cho con Ở khu phố Hưng Thịnh, nhắc đến chị Đào Thị Tuyết Phong ai cũng cảm phục. Chị Phong tuy nghèo nhưng 12 năm nay đã thay gia đình nuôi chị ruột bị bại liệt bẩm sinh. Không có “số nhờ chồng”, một mình chị Phong lầm lũi làm việc và nuôi con trưởng thành. Chồng chị - anh Phạm Minh Nhựt cũng có nghề thợ xây, nhưng mỗi năm chỉ làm chừng 1 tháng rồi về quê. Thỉnh thoảng anh về nhà nhưng thường say xỉn và mâu thuẫn với vợ. Chị Phong đành chấp nhận giữ chồng cho con có cha và dồn hết tâm trí nuôi con. Chị kể: Lúc nghèo quá, tôi định bán ít đất cha mẹ để lại nhưng nghĩ mình bán đi, chỉ sợ sau này con không mua lại được nên thôi. Tôi làm công nhân công trình đô thị và nuôi thêm 3 con heo nái, gà, vịt để tăng thu nhập. Năm 2016, tôi được Phòng Kinh tế thị xã Bình Long hỗ trợ 40 triệu đồng xây nhà “Mái ấm công đoàn”. Do tiết kiệm được nên tôi đã góp thêm 60 triệu đồng để xây căn nhà khang trang, vững chãi hơn. Chị nói: Con gái đầu đang học Đại học marketing (TP. Hồ Chí Minh) năm 4, con trai út đang học lớp 10. Các con ngoan và biết chia sẻ với tôi nhiều điều trong cuộc sống. Vì các con tự lập sớm nên tôi mới có thời gian làm việc, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Tôi đi phụ việc nhà kiếm tiền mua gạo, cám; còn tiền lương công nhân thì gửi cho con gái học đại học. Khoản tiết kiệm được chính là nguồn thu từ chăn nuôi heo, gà, vịt. Bà Nguyễn Kim Hoàng, Chi hội trưởng phụ nữ khu phố Hưng Thịnh cho biết: Mỗi lần sinh hoạt chi hội, tôi đều lấy chị Phong, chị Ngọc làm điển hình để tuyên truyền, vận động phụ nữ vươn lên thoát nghèo. Các chị chịu khó, siêng năng lao động và sống tiết kiệm. Từ những tấm gương như chị Ngọc, chị Phong, thêm được nhà nước hỗ trợ vốn, việc triển khai xây dựng và thực hiện các mô hình “Gia đình 5 không, 3 sạch”, “Nhà tôi xanh - sạch - đẹp”... đến nay toàn chi hội chỉ còn 1 hội viên nghèo, 1 cận nghèo; 100% hội viên có nhà cấp 4 khang trang. P.Dung |