【bảng xếp hạng bóng đá c2】Để KHCN Việt Nam không “gia công” cho nước ngoài

 人参与 | 时间:2025-01-27 03:11:12

Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ năm 2011-2020 nhấn mạnh công bố quốc tế như là một thước đo về thành quả của hoạt động nghiên cứu khoa học…Những dữ liệu mới nhất cho thấy năng suất khoa học của Việt Namvẫn còn thấp so với các nước trong vùng…

Khoa học và nghiên cứu khoa học là một trong những yếu tố định hình khả năng cạnh tranh và nền kinh tế tri thức. Bất cứ học thuyết xã hội nào cũng nhất trí một điều là nếu một quốc gia muốn trở thành một “diễn viên” trên trường quốc tế,ĐểKHCNViệtNamkhônggiacôngchonướcngoàbảng xếp hạng bóng đá c2 nghiên cứu khoa học và phát triển (R&D) đóng một vai trò then chốt.

Giờ thực hành của học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM. Ảnh: Nguyễn Nam.
Giờ thực hành của học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM. Ảnh: Nguyễn Nam.

Bắt chước người khác, bán sản phẩm và công nghệ của người khác có thể đem lại vài hiệu quả ngắn hạn, nhưng không thể là nền móng cho phát triển về lâu dài. Singapore, Đài Loan, và Hàn Quốc không thể phát triển như ngày nay nếu không có chiến lược đầu tư lâu dài cho nghiên cứu khoa học. Bài học từ các nước này là khả năng sáng tạo trong khoa học và công nghệ là một điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của một nước…

Tuy nhiên, so với các nước Thái Lan, Malaysia, và Philippines, Việt Nam có tỉ lệ hợp tác trong nghiên cứu khoa học cao nhất. Khoảng 80% các công trình khoa học là do hợp tác với nước ngoài. Tính chung, tỉ lệ hợp tác quốc tế ở Thái Lan là khoảng 50%, Malaysia(40%), và Philippines(70%). Nhưng một xu hướng chung là tỉ lệ hợp tác trong nghiên cứu khoa học của Việt Namgiảm trong những năm gần đây, có lẽ phản ảnh năng lực nội địa đang tăng trưởng. 

Phân tích theo ngành cho thấy ngành y sinh học của Việt Namcó tỉ lệ hợp tác cao nhất (90%). Tỉ lệ hợp tác quốc tế trong ngành toán của Việt Namlà khoảng 50%. Những phân tích này cho thấy ngành toán của Việt Nam có vẻ có “nội lực” tốt hơn so với ngành y. 

Nước có hợp tác nghiên cứu khoa học với Việt Nam là Nhật. Số bài báo có tác giả Nhật chiếm gần 13% tổng số bài báo của Việt Nam. Những nước có hợp tác nhiều khác là Mĩ (11%), Pháp (10%), Hàn Quốc (7.8%), Đức (6.7%), Anh (6.4%), và Úc (6.2%). 

Mức độ hợp tác nghiên cứu khoa học của Việt Namlà một vấn đề đáng quan tâm. Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học là một xu hướng hiện đại, và cần được khuyến khích, vì qua hợp tác, nhà khoa học có cơ hội để học hỏi và làm quen với công nghệ tiên tiến. Nhưng hợp tác theo hình thức bình đẳng khác với hợp tác theo kiểu chỉ làm “gia công” cho nước ngoài.

Rất khó đánh giá mô hình hợp tác khoa học của Việt Nam theo hình thức nào, nhưng nhìn qua thứ tự và vai trò của tác giả, có thể nói rằng phần lớn hợp tác khoa học của Việt Nam, nhất là trong ngành y, là theo mô hình làm công cho các nhà khoa học nước ngoài. Ở những nước có nền khoa học tiên tiến, tỉ lệ hợp tác quốc tế dao động trong khoảng 40-50%.

Ở những nước có nền khoa học kém tiên tiến, tỉ lệ hợp tác quốc tế thường cao hơn 60%. Theo đánh giá của các chuyên gia đánh giá khoa học, tỉ lệ hợp tác 80% trở lên được xem là “lệ thuộc”. Do đó, có thể nói rằng khoa học Việt Namnói chung đang ở trong tình trạng lệ thuộc nước ngoài… 

Số công trình nghiên cứu công bố trên các tập san khoa học quốc tế có tăng, nhưng mức độ tăng trưởng vẫn còn thấp. Chiến lược Khoa học Công nghệ 2011-2020 của Chính phủ đặt mục tiêu tăng số lượng công bố quốc tế 15-20% mỗi năm.

Thật ra, hiện nay, tỉ lệ tăng trưởng số bài báo khoa học có năm cũng đã đạt 15-20%, nhưng không đều. Với tỉ lệ tăng trưởng như Chiến lược hoạch định, đến năm 2021 số công bố quốc tế của ta chỉ mới bằng Thái Lan năm 2011, và 2023 chúng ta cũng chỉ bằng Malaysianăm 2011. Nếu không có mục tiêu cao hơn, chúng ta sẽ mãi mãi thấp kém hơn Thái Lan và Mã Lai cả về số lượng và chất lượng.

GS Nguyễn Văn Tuấn

(Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan và ĐH New South Wales, Úc)

 

顶: 8踩: 7