搜索

【kết quả slavia praha】Chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

发表于 2025-01-14 02:32:01 来源:88Point
Chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Trong quá trình phát triển đất nước có sự chung tay đóng góp đắc lực của ngành Tài chính. Ảnh TL

Bà Dorsati Madani - Chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam:

Định hướng điều hành chính sách tài khóa rất đúng hướng

Chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Bà Dorsati Madani

Định hướng điều hành chính sách tài khóa trong nửa đầu năm của Chính phủ Việt Nam là rất đúng hướng. Nếu nhìn vào con số ước vị thế tài khóa của ngân sách trong 6 tháng đầu năm 2022 so với 6 tháng đầu năm 2023 có thể thấy, năm ngoái ngân sách thặng dư khoảng 5,2% GDP và trong 6 tháng đầu năm nay, số thặng dư ước chỉ vào khoảng 1,5% GDP.

Con số chênh lệch khoảng 3,7% GDP này thể hiện sự hỗ trợ hết sức mạnh mẽ của Chính phủ với nền kinh tế. Việc giảm bội chi xuất phát từ tăng chi tiêu vào khoảng 12,8%, đặc biệt là tăng trưởng rất cao con số về đầu tư công và giảm số thu, đặc biệt là số thu về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và một số loại thuế khác. Chúng tôi cho rằng, định hướng điều hành này là hết sức đúng hướng, cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa, đặc biệt là trong vấn đề giải ngân đầu tư công những tháng cuối năm.

Tuy nhiên, điều quan trọng là Chính phủ cần phải đảm bảo được việc thực thi một cách hiệu quả theo kế hoạch, bởi vì thách thức lớn nhất là ở quá trình triển khai. Chính sách tài khóa đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, do đó khi dư địa tài khóa còn dồi dào, ngân sách cần đảm bảo cho đầu tư công được triển khai tốt hơn. Ngân sách đầu tư công theo kế hoạch, nếu được triển khai đầy đủ sẽ nâng đầu tư công lên 7,1% GDP trong năm 2023, so với mức 5,5% GDP dự toán trong năm 2022, với xung lực tài khóa hỗ trợ cho tổng cầu ở mức 0,4% GDP.

Bên cạnh đầu tư công, các chính sách nhằm hỗ trợ người lao động và các hộ gia đình bị ảnh hưởng khi kinh tế chững lại thông qua nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống an sinh xã hội cũng là cách để hỗ trợ cho tổng cầu. Để làm được điều đó, các cấp có thẩm quyền cần cải tiến cách tiếp cận lựa chọn đối tượng và cơ chế cung cấp hỗ trợ trong hệ thống an sinh xã hội, sao cho nó trở thành công cụ linh hoạt để hỗ trợ cho những người dễ tổn thương khi gặp cú sốc kinh tế.

Chúng tôi đề xuất cần phải đưa cấu phần tài chính xanh vào trong việc thiết kế và đưa ra các quyết định đầu tư. Tăng trưởng của nền kinh tế từ giờ đến cuối năm vẫn ở mức không cao nhưng sẽ dần dần phục hồi trở lại. Như vậy, điều quan trọng là cần phải nhìn nhận được những rủi ro, những yếu tố sẽ tác động đến cầu của nền kinh tế. Điều này sẽ đòi hỏi Chính phủ cũng như chính sách tài khóa cần có những sự can thiệp nhiều hơn và hỗ trợ nhiều hơn cho tăng trưởng kinh tế khi cầu vẫn còn yếu.

Trong trung hạn, chính sách tài khóa có thể giúp nâng cao tính bền vững cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Chẳng hạn, chính sách tài khóa có thể giúp nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu bằng cơ chế khuyến khích sản xuất và tiêu dùng xanh. Thuế các-bon và các công cụ tài khóa khác nếu được triển khai có thể khuyến khích các ngành công nghiệp giảm phát thải các-bon và áp dụng các biện pháp bền vững hơn. Đồng thời, chính sách tài khóa có thời hạn nhằm khuyến khích tiêu dùng xanh, như ưu đãi thuế hoặc trợ giá cho các sản phẩm thân thiện sinh thái, có thể là cách khuyến khích các cá nhân lựa chọn sản phẩm có ý thức về môi trường.

Ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE):

Chính sách tài chính hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp cả về vật chất và tinh thần

Chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Ông Nguyễn Văn Toàn

Từ cuối năm 2022 đến những tháng đầu năm 2023, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã gặp phải khó khăn rất lớn do sự suy giảm nhu cầu của thị trường quốc tế cũng như thị trường trong nước khiến rất nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động. Chính phủ đã thấu hiểu được những khó khăn này và đã có những hành động hết sức quyết liệt để giải quyết, tháo gỡ cho doanh nghiệp.

Có thể thấy, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hiện nay là rất đúng và trúng, theo hướng coi doanh nghiệp làm trung tâm để thực hiện chính sách. Đơn cử như những hỗ trợ về giãn, hoãn thuế, giảm thuế giá trị gia tăng, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp… không chỉ hỗ trợ về mặt vật chất mà còn có ý nghĩa về mặt tinh thần, làm cho doanh nghiệp cảm thấy hào hứng hơn.

Hiện nay, bước đầu, các chính sách này đã cho thấy những tiến triển tương đối tốt khi kết quả sản xuất kinh doanh cũng các lĩnh vực kinh tế khác trong thời gian vừa qua, nhất là từ bắt đầu quý III/2023 đã cho thấy sự khởi sắc, kể cả trong thu hút đầu tư nước ngoài. Đó là những tín hiệu đầu tư rất tốt đòi hỏi trong thời gian tới, một mặt chúng ta phải duy trì được điều đó, một mặt phải có những giải pháp quyết liệt hơn nữa về vấn đề thực thi chính sách. Chính sách đã tích cực rồi nhưng vấn đề quan trọng là thực thi chính sách của cơ quan quản lý nhà nước, cộng với quyết tâm của doanh nghiệp nếu tích cực thì sự phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tốt hơn trong thời gian tới.

Đối với những khó khăn chung hiện nay, thực ra các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã rất nhạy bén để nhìn nhận vấn đề và khắc phục. Tuy nhiên, đã nổi lên những khó khăn, thách thức mới cần phải có giải pháp đồng bộ với những chương trình cụ thể để tháo gỡ, ví dụ như thuế tối thiểu toàn cầu sẽ đi vào có hiệu lực vào năm 2024. Trong khi chưa thể thay đổi được các luật liên quan tới thuế tối thiểu toàn cầu ngay lập tức, Việt Nam phải có chính sách tốt hơn giữ chân được doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Hiện nay, Chính phủ đã có một tổ công tác về vấn đề này, nhưng thời gian 2024 đang tới gần, cần phải có những động thái quyết liệt hơn. Trước mắt, cần ban hành một nghị quyết của Quốc hội liên quan tới thực thi thuế tối thiểu toàn cầu. Tiếp đó, nội luật hóa các văn bản pháp luật sao cho phù hợp với thuế tối thiểu toàn cầu trong trung hạn và dài hạn.

GS.TS.Andreas Stoffers - Giám đốc Quốc gia Viện Friedrich Naumann Foundation for Freedom (FNF) tại Việt Nam:

Chính sách tài khóa tạo dư địa để thực hiện các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng

Chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
GS.TS.Andreas Stoffers

Xây dựng và phát triển khả năng phục hồi mạnh mẽ tự thân là rất quan trọng để Việt Nam có thể đối phó với các cuộc khủng hoảng của hiện tại cũng như trong tương lai. Tuy nhiên, các biện pháp chính sách tài khóa có nhiều ý nghĩa đối với Việt Nam trên cơ sở tạo ra khả năng phục hồi khi được áp dụng một cách thận trọng. Việt Nam đã chứng minh điều này một cách ấn tượng trong giai đoạn Covid-19, một mặt “cứu trợ khẩn cấp” khi cần, nhưng mặt khác nợ ngân sách nhà nước vẫn ở mức kiểm soát được.

Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế trong thời gian qua là gói hỗ trợ có quy mô lớn chưa có tiền lệ. Trong đó, việc ban hành các chính sách tài khóa là cần thiết cho toàn xã hội, giúp các đối tượng cần hỗ trợ, đặc biệt là các doanh nghiệp được tiếp cận mức thuế suất thấp, tiếp cận các gói hỗ trợ về đầu tư phát triển như y tế, hạ tầng, an sinh xã hội, việc làm.

Tôi tin chắc rằng các gói hỗ trợ tài chính cho người dân và doanh nghiệp trong và sau giai đoạn Covid-19 đã góp phần đáng kể xoa dịu khó khăn lớn nhất, đồng thời cũng giúp Việt Nam không rơi vào vòng xoáy nợ nần và sự can thiệp/bảo hộ của Chính phủ trong nỗ lực điều tiết thị trường như một số quốc gia khác. Yếu tố quan trọng nhất đối với khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong trung và dài hạn, là sự cởi mở của đất nước đối với các nhà đầu tư và thương mại nước ngoài.

Việt Nam có dư địa tài khóa để thực hiện các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng, khác với nhiều quốc gia khác. Thực hiện hiệu quả các khoản đầu tư công ưu tiên là chìa khóa để hỗ trợ tăng trưởng, cả trong ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra, các chính sách tài khóa và tiền tệ phải đồng bộ để đảm bảo hỗ trợ nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô một cách hiệu quả.

Một thách thức lớn về chính sách tài khóa với Việt Nam trong thời gian tới là việc triển khai thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu (GMT). Mặc dù cá nhân tôi tin rằng vấn đề không phải là các “thiên đường thuế” trên toàn thế giới, mà là “các vùng tránh thuế” của một số quốc gia có mức thuế cao, nhưng GMT là một thực tế mà Việt Nam phải chung sống và chấp nhận. Sau khi áp dụng GMT, Việt Nam sẽ mất đi yếu tố hấp dẫn tài khóa. Vì vậy, cần phải có những biện pháp phù hợp kịp thời để giúp duy trì năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

Ông Hong Sun- Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KOCHAM):

Chính phủ luôn đồng hành và kịp thời có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Ông Hong Sun

Chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều chính sách ưu đãi thuế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và thường xuyên đối thoại với các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này thể hiện tinh thần đồng hành của Chính phủ với các nhà đầu tư nước ngoài nói chung, đặc biệt là với các nhà đầu tư Hàn Quốc. Từ cuối năm 2022 đến nay, kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn, việc đặt hàng của các hãng lớn bị cắt giảm mạnh mẽ nên các công ty lớn của Hàn Quốc cũng như những công ty Việt Nam đều khó khăn. Chính phủ Việt Nam đã nhìn ra điều này và kịp thời có các giải pháp đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Những giải pháp tài khóa từ đầu năm đến nay như giãn, hoãn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất, giảm thuế giá trị gia tăng đã có tác động tích cực hỗ trợ doanh nghiệp. Những chính sách này đã giúp cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất, chi phí sinh hoạt, từ đó khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động tiêu dùng của người dân.

Trong năm vừa qua, đa số các doanh nghiệp Hàn Quốc vẫn ở lại thị trường Việt Nam, gắn bó với thị trường vì chúng tôi biết Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ (không tính tới yếu tố tác động từ Covid-19). Chúng tôi - các doanh nghiệp Hàn Quốc, rất quan tâm và mong muốn đồng hành cùng sự phát triển này. Việt Nam đã trở thành một trong những nước mà nhà đầu tư Hàn Quốc hiện diện nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á. Các nhà đầu tư lớn của Hàn Quốc khi quyết định đầu tư ở quốc gia nào thường rất quan tâm tới ưu đãi về thuế. Sức hấp dẫn của môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam là tương đối ổn định với những ưu đãi tốt. Tuy nhiên hiện nay đang có rất nhiều thách thức khó khăn ví dụ như việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Điều này cũng có thể là một trong những yếu tố yếu tố sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thu hút đầu tư vốn FDI tại Việt Nam. Vì vậy, cần phải cân nhắc và hết sức khéo léo khi áp dụng và điều chỉnh những chính sách mới.

Chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Hội nghị đối thoại về chính sách và thủ tục hành chính thuế, hải quan năm 2022 do Bộ Tài chính và VCCI tổ chức.

Ông Nguyễn Bá Hùng - Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam:

Việt Nam đã hoạch định chính sách phù hợp, kịp thời và linh hoạt

Chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Ông Nguyễn Bá Hùng

Khi nền kinh tế gặp khó khăn, cần có kích thích và kích cầu nội địa do ảnh hưởng của Covid-19, chính sách tài khóa đã kịp thời nhận diện tình hình để đưa ra các biện pháp, các chi tiêu của Chính phủ phù hợp trong khoảng thời gian nhất định, đến khi kinh tế có dấu hiệu phục hồi.

Trong hoàn cảnh khó khăn từ bên ngoài như hiện nay, các biện pháp chính sách tài khóa mở rộng thời gian gần đây là hoàn toàn phù hợp và tạo điều kiện duy trì được tăng trưởng của nền kinh tế. Trong đó, đẩy mạnh đầu tư công vào các dự án về hạ tầng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tham gia vào các dự án này, tạo công ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng. Các khoản hỗ trợ như giãn, hoãn thời gian nộp thuế, giảm thuế, nhất là thuế giá trị gia tăng rất có lợi, đặc biệt là kích thích tiêu dùng trực tiếp, qua đó thúc đẩy tổng cầu. Bên cạnh đó, một số khoản chi hỗ trợ cho những người lao động thu nhập thấp hoặc các gia đình ở diện nghèo, cận nghèo là các khoản chi ngân sách phù hợp, vừa đáp ứng được yếu tố kinh tế, vừa đáp ứng được yếu tố xã hội.

Tuy nhiên, hiệu quả của việc triển khai thực hiện một số chính sách vẫn chưa được như mong đợi. Một trong những ví dụ là giải ngân đầu tư công chậm, khiến GDP nửa đầu năm 2023 đạt thấp. Rất may, Chính phủ đã nhìn nhận ra được vấn đề và thúc đẩy tích cực nên những tồn tại này đang có sự chuyển dịch tốt. Đến cuối tháng 6/2023, tỷ lệ giải ngân đạt gần 30% và sang tháng 7, tỷ lệ giải ngân đã đạt gần 40% cho thấy có sự tăng tốc rất tốt. Đây là điều mà trong thời gian tới Chính phủ có thể tập trung cải thiện hơn.

Bộ Tài chính đóng vai trò rất lớn trong công tác hoạch định chính sách tài khóa. Ở góc độ tư vấn và đề xuất chính sách, tôi cho rằng đến giờ này, Bộ Tài chính vẫn đang làm tròn trách nhiệm, thể hiện ở công tác hoạch định chính sách linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của Việt Nam.

Thời gian qua, ADB và Bộ Tài chính đã có những hợp tác rất hiệu quả về tài chính công. Trong 5 năm gần đây, ADB có nhiều chương trình hỗ trợ liên quan đến tài chính công ở Việt Nam, trong đó có cả hỗ trợ ngân sách, các khoản vay cho các dự án phát triển thị trường vốn, hỗ trợ về nâng cao năng lực và đào tạo theo hướng nâng cao năng lực về hệ thống hoạch định và kiểm soát tài chính công theo chuẩn quốc tế.

Về kết quả, dựa trên khung đánh giá quốc tế, những cải cách này của ngành Tài chính có chuyển biến rõ rệt. Trong thời gian tới, tùy thuộc vào nhu cầu, đề xuất của Bộ Tài chính, hai bên sẽ bàn bạc, trao đổi và ADB sẽ có những hỗ trợ, hợp tác phù hợp.

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【kết quả slavia praha】Chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,88Point   sitemap

回顶部