Nhà đầu tư kỳ vọng vào xu hướng đi lên của thị trường
Ông Đặng Đức Thành - Chủ tịch Câu lạc bộ Các nhà kinh tế cho biết,ậnhộimớichopháttriểnthịtrườngchứngkhoánViệdự đoán thành phố hôm nay việc VN-Index vượt ngưỡng cản 1.200 điểm ngày 18/3 vừa qua không chỉ tạo ra tâm lý lạc quan cho nhà đầu tư, mà còn mang nhiều ý nghĩa hơn trong bối cảnh sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) vẫn tiếp tục diễn ra tình trạng nghẽn lệnh vào cuối phiên, đã phản ánh sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào xu hướng đi lên của thị trường trong thời gian tới.
Mặc dù có nhiều cơ hội tốt, tuy nhiên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2021 vẫn còn đối mặt với những khó khăn, rủi ro, trong đó đáng chú ý là diễn biến khó lường của dịch bệnh Covid-19; xu hướng bảo hộ thương mại tiếp tục gia tăng trên thế giới; nguy cơ từ rủi ro lạm phát, tỷ giá, sự chuyển hướng của dòng đầu tư sang các lĩnh vực khác…
Tiến sĩ Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh nhìn nhận, năm 2021 đã lạc quan hơn. Song, ông Thành cho rằng, cần hết sức lưu ý tới những rủi ro có thể phát sinh. Ngoài rủi ro địa chính trị, rủi ro từ xung đột thương mại,... còn phải tính đến rủi ro tài chính theo hai nghĩa. Thứ nhất là nợ của thế giới hiện rất lớn. Các gói hỗ trợ của các quốc gia năm 2020 càng làm gia tăng nợ. “Quả bom” nợ nần này nếu xử lý không tốt có thể phát nổ. Thứ hai là trong quá trình phục hồi thì cần tiếp tục hỗ trợ, nhưng hỗ trợ không khéo lại dẫn tới rủi ro tài chính.
Cân bằng giữa việc chính sách tiền tệ nới lỏng và việc từ từ “co lại” khi phục hồi ngày càng rõ ràng là một thách thức đối với các ngân hàng trung ương. Chưa nói tới việc phải phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khoá, việc đầu tư vào thị trường chứng khoán đang mở ra cơ hội lớn cho các nhà đầu tư..
Kỳ vọng vào gói thầu công nghệ mới
Tiến sĩ Nguyễn Sơn - Chủ tịch Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, cũng nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam có thể nói đã trải qua một năm đầy biến động khi giảm sâu trong những tháng đầu năm và phục hồi mạnh mẽ trong những tháng cuối năm 2020 vừa qua. Từ quý II/2021, cũng như một số thị trường chứng khoán lớn, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự phục hồi bền vững và tăng trưởng mạnh mẽ. Nguồn vốn từ thị trường chứng khoán sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong cấp vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, chủ yếu nằm trong trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu.
Tuy nhiên, những vấn đề đặt ra cho thị trường này cũng rất lớn. Đó là, tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước trong các doanh nghiệp đã cổ phần hoá khá chậm; yếu tố quan ngại, sợ rủi ro pháp lý liên quan đến bán tài sản nhà nước, qua đó làm chậm quá trình đưa doanh nghiệp lên sàn niêm yết để tạo sự minh bạch và huy động vốn phát triển.
Vấn đề nâng hạng thị trường từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi vẫn gặp nhiều trở ngại về pháp lý và chính sách cần nhiều thời gian để tháo gỡ… Hệ thống công nghệ thông tin cho toàn thị trường còn có những trở ngại nhất định cho sự tăng trưởng của thị trường như: hệ thống công nghệ thông tin nghẽn lệnh, chậm đầu tư và đưa vào vận hành hệ thống mới, qua đó cho phép đưa vào các nghiệp vụ mới như giao dịch trong ngày (day trading); bán chứng khoán chờ về; thanh toán bù trừ đối tác trung tâm (CCP) vào vận hành…
“Chúng ta kỳ vọng cùng với gói thầu công nghệ mới là nền tảng có thể cuối năm nay hoặc đầu năm 2022 sẽ có sự tăng trưởng mới của thị trường. Trên nền tảng các dữ liệu về phân tích kinh tế vĩ mô và hệ thống công nghệ, pháp lý mới của Việt Nam, tôi nghĩ là thị trường của chúng ta sẽ có bước phát triển tốt và ngưỡng 1.200 điểm đã qua, không có lý do gì không tăng thêm một vài trăm điểm” - Tiến sĩ Nguyễn Sơn cũng lạc quan cho hay.
Để thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển tích cực, lành mạnh, bền vững hơn, trở thành kênh huy động vốn của nền kinh tế, TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, Ủy viên Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương đề xuất bốn giải pháp:
Một là, chúng ta tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để thị trường hoạt động minh bạch, lành mạnh và hấp dẫn hơn.
Thứ hai, phải có hành lang pháp lý để phát triển kinh tế số, tài chính số, ngân hàng số, qua đó tận dụng cũng như tạo ra kênh đầu tư hấp dẫn mới.
Thứ ba là chú trọng phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, khắc phục tình trạng nghẽn mạng giao dịch khá phổ biến hiện nay đang chứng tỏ hệ thống chưa theo kịp sự tăng trưởng phát triển tốt của thị trường.
Cuối cùng là tập trung cho mục tiêu kép, vừa chống dịch vừa phục hồi kinh tế./.
Gia Cư