Bibica hấp dẫn mức nào?ánhchiarồibánhlạihợkèo u23 châu á Bibica là doanh nghiệp (DN) có nhiều triển vọng vì hoạt động trong ngành thực phẩm, một trong những ngành hấp dẫn nhất hiện nay. Cạnh tranh trong lĩnh vực bánh kẹo tuy gay gắt nhưng Bibica đã xây dựng được thương hiệu, tạo được uy tín nhất định. Đây là điều không phải DN nào cũng dễ dàng đạt được. "Vì thế, dù đang gặp nhiều vấn đề trong nội tại nhưng chỉ cần Bibica sớm giải quyết các mâu thuẫn nội bộ, sản xuất, kinh doanh vẫn rất tốt", ông Phan Dũng Khánh, Trưởng phòng Phân tích Đầu tư Công ty Chứng khoán Maybank KimEng (BMI), đánh giá. Ngành bánh kẹo của Việt Nam tuy đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất ngoại lẫn các thương hiệu nhập khẩu nước ngoài, nhưng thực tế nhà sản xuất trong nước vẫn chiếm ưu thế. Theo BMI, các nhà máy trong nước đang chiếm từ 75 - 80% thị phần; trong khi các công ty nước ngoài chiếm 20 - 25% thị phần còn lại. Dự báo của Công ty Chứng khoán Phú Hưng chỉ rõ, trong tương lai, các công ty trong nước vẫn giữ được lợi thế cạnh tranh. Tại Việt Nam, ngành bánh kẹo có sự tham gia của hơn 30 DN có quy mô lớn và hàng trăm DN nhỏ. Song, niêm yết hiện chỉ có 3 DN là Kinh Đô (KDC), Bibica (BBC) và Hải Hà (HHC). Riêng năm 2012, theo số liệu từ Euromonitor International, Kinh Đô đang dẫn đầu thị trường bánh quy, bánh nướng với thị phần 37%. Ở mảng kẹo và đồ ngọt, BBC và HHC chia nhau thị phần 20% và 25%. Nhìn chung, BBC đang hiện diện trong nhóm 5 nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam. Ở góc độ đầu tư, ngoài dòng bánh khô (nhãn ABC, Hilary...), BBC cũng đã đầu tư dây chuyển sản xuất bánh bông lan kem với nhãn Hura chiếm 30% thị phần; đầu tư dây chuyền sản xuất bánh snack, sôcôla, bánh Trung thu; riêng mảng kẹo chiếm khoảng 35% thị phần kẹo cả nước. Mặt khác, ngoài hai nhà máy sản xuất ở TP.HCM và Hà Nội, năm 2012, Bibica cũng đã xây dựng nhà máy ở Hưng Yên. Bên cạnh đó, một trong những yếu tố tác động đến lợi thế cạnh tranh của các nhà sản xuất bánh kẹo là hệ thống phân phối. Bibica đã xây dựng hệ thống phân phối khắp cả nước với trên dưới 100 đại lý/nhà phân phối và hơn 30.000 điềm bán lẻ; đặc biệt tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sản phẩm của Bibica "bao sân" ở các điểm bán lẻ do giá cả "mềm" hơn các sản phẩm của KDC. Đây là một lợi thế vì theo thống kê của Kantar Worldpanel, kể từ quý IV/2012 kéo dài đến Tết Nguyên đán 2013, bánh ngọt (biscuits) là sản phẩm có mức tiêu thụ mạnh nhất ở nông thôn với mức tăng trưởng 29%. Song song đó, nhà sản xuất này cũng tăng cường mở rộng kênh phân phối hiện đại như siêu thị, nhà sách... Tuy nhiên, nếu so với đối thủ KDC, thì con số này vẫn còn "khiêm tốn", vì KDC có khoảng 200 nhà phân phối và gần 65.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc, hệ thống siêu thị cùng hệ thống Bakery. Không chỉ phát triển thị trường trong nước, 30% sản phẩm của BBC cũng được xuất sang thị trường Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc, Campuchia và Malaysia... Song, nếu xét ở góc độ tài chính, do các khoản đầu tư chủ yếu nhắm vào mảng kinh doanh chính, "sức khỏe" tài chính của BBC được các công ty chứng khoán đánh giá tương đối tốt, với tỷ lệ nợ thấp (hệ số tổng nợ phải trả/tổng tài sản cuối năm 2011 là 27%, các hệ số về thanh toán đều ở mức an toàn). Tại thời điểm cuối năm 2011, BBC không có các khoản nợ vay dài hạn, số dư nợ ngắn hạn chỉ là 876 triệu đồng. Hơn nữa, theo phân tích của Công ty Chứng khoán Phú Hưng vào tháng 9/2012, so với KDC, BBC có tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu thấp, ở mức 0,3% (KDC là 16,8%). Đường nào cũng về Lotte? Theo nhận định của Công ty Nghiên cứu thị trường Mintel Global Market Navigator năm 2010, thị trường bánh kẹo, đặc biệt là bánh quy ở châu Á còn nhiều tiềm năng để phát triển và thu hút các nhà sản xuất bánh ở phương Tây. Việt Nam đứng vị trí thứ 7 (xét về tiêu thụ/người và chi tiêu cho bánh kẹo/người) nhưng lại đứng thứ hai sau Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 25% (Trung Quốc 29%). Chính sự hấp dẫn này là cơ sở để các DN ngoại gần đây đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, để xây dựng hệ thống phân phối trải rộng thì chí ít, nhà đầu tư ngoại cũng phải mất chục năm như các "ông lớn" KDC hay BBC đã làm. Chính vì vậy, việc thâu tóm và chi phối cổ phần của các DN nội là điều mà không ít tập đoàn thực phẩm ngoại nhắm đến. Trường hợp của Lotte với Bibica là điển hình. Tham gia vào Bibica từ năm 2007, doanh nghiệp Hàn Quốc này đã nhiều lần thể hiện tham vọng chi phối Bibica nhưng sự xuất hiện của SSI, thông qua việc nắm giữ 31,33% cổ phần tại BBC (so với 38,6% của Lotte) đã khiến tình hình thêm căng thẳng. SSI và Lotte vẫn chưa tìm được tiếng nói chung để quyết định số phận của Bibica. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích, chuyện Lotte có chi phối được hoạt động của Bibica hay không là vấn đề thời gian. SSI từng là đơn vị bảo lãnh cho Bibica niêm yết, SSI quá hiểu về tiềm lực của Bibica và ý muốn của Lotte. SSI đầu tư tài chính vào khá nhiều công ty, Bibica không phải là trường hợp ngoại lệ. Thời gian qua Đường Mặt trời liên tục gia tăng tỷ lệ sở hữu tại Bibica và đến ngày 22/8 đã sở hữu được hơn 10% cổ phần. Ai cũng biết rằng Công ty Đầu tư Đường Mặt trời là do em trai Chủ tịch SSI quản lý. Ông này cũng chính là chủ tịch của Bất động sản SSI, một cổ đông lớn khác của Bibica. Tổng cộng, nhóm cổ đông liên quan đến SSI bao gồm SSIAM, Bất động sản SSI và Đường Mặt Trời đã nắm giữ tổng cộng 37,5% cổ phần, xấp xỉ với tỷ lệ sở hữu 38,6% của Lotte. Nhiều thông tin đồn đoán cho rằng động thái trên của SSI là nhắm tới việc bán lại cổ phần cho Lotte. Bởi vì, SSI dù sao cũng là một nhà đầu tư, sẽ có nhiều động cơ để bán ra khi nhận được mức giá hấp dẫn. Vốn hóa của Bibica hiện chỉ có 23 triệu USD trong khi Lotte đã nắm giữ gần một nửa, tức chỉ cần chi thêm 10-15 triệu USD là họ có thể nắm được Bibica trong tay. Chính đại diện SSI đã từng chia sẻ, vấn đề đối với SSI không phải là việc đứng về phe nào, mà là làm thế nào để khoản đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất cho SSI. |