当前位置:首页 > Cúp C2

【tỷ sô bóng đá】Nga lao đao vì dầu thô mất giá

nga lao dao vi dau tho mat gia

Giá dầu lao dốc là bài toán nan giải cho Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ngay sau khi đón mừng Năm mới,đaovìdầuthômấtgiátỷ sô bóng đá người Nga đã phải quay trở lại với một thực tế phũ phàng, khi giá dầu thô thế giới đang từ 115 USD/thùng hồi tháng 6-2014 đã rơi xuống dưới mức 33 USD/thùng. Đối với một quốc gia mà dầu thô là nguồn thu nhập chiếm đến 50% ngân sách và chiếm đến 40% tổng kim ngạch xuất khẩu, thì đây thực sự là một cơn ác mộng.

Đây cũng là một bài toán nan giải đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Về tài chính, vào lúc các chi phí quân sự của Nga gia tăng, nhất là kể từ khi Moscow mở chiến dịch oanh kích tại Syria với mục đích tiêu diệt tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, chính quyền Putin không thể hài lòng khi thấy giá dầu đã mất đến 70% giá trị so với thời điểm 18 tháng trước đây. Chính vì vậy trong năm 2015, mức sản xuất dầu thô của Nga đã tăng kỷ lục, đạt ngưỡng hơn 10,7 triệu thùng/ngày. Nếu giá dầu chỉ còn dao động vào khoảng 30 USD/thùng thì ngân sách của Chính phủ Nga chỉ có thể đủ sức chịu đựng trong một năm. Đặc biệt, Moscow phải nhanh chóng tìm được 1.000 tỷ ruble, tương đương với 1,2% GDP, để trả nợ cho Ngân hàng phát triển Nhà nước VEB đã làm ăn thua lỗ trong năm.

Về chính trị, nước Nga sẽ bầu lại Tổng thống vào năm 2018. Ông Vladimir Putin chắc chắn không muốn để lại hình ảnh một vị Tổng thống kết thúc nhiệm kỳ thứ ba trong cơn suy thoái. Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước sẽ tăng lên tới khoảng 5% so với GDP nếu như giá dầu chỉ còn 30 USD/thùng. Trong trường hợp tồi tệ như vậy, điện Kremlin bắt buộc phải tăng thuế và cắt giảm chi tiêu. Cả hai giải pháp đó cùng không có lợi cho ông Putin, khi nước Nga bước vào mùa vận động tranh cử. Không một chính trị gia nào lại tăng thuế khi sắp ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ. Còn giải pháp cắt giảm chi tiêu công thì sẽ càng đẩy nhanh cỗ xe kinh tế vào suy thoái.

Lối thoát còn lại của Nga sẽ là huy động vốn tư nhân và quốc tế, hoặc tư hữu hoá các doanh nghiệp nhà nước. Nhưng theo giới quan sát, hai con đường này không chắc sẽ đem lại kết quả như mong đợi. Do thứ nhất, Nga vẫn còn đang trong giai đoạn bị quốc tế trừng phạt, không mấy ai hào hứng đầu tư vào đất nước của ông Putin. Lý do thứ hai là mọi người chờ đợi giá dầu còn giảm thì đồng ruble và kinh tế Nga sẽ đổ dốc theo, vì vậy đầu tư vào thị trường Nga lúc này hay cho Moscow mượn vốn là một tính toán kém khôn ngoan.

分享到: