【đội hình napoli 2023】Gia đình bán vé số
Cả nhà cùng bán vé số dạo
Dãy phòng trọ của gia đình ông Trần Văn Sơn,nh bđội hình napoli 2023 khu phố Phú Lộc, phường Tân Phú (Đồng Xoài) có 9 người thuê ở để bán vé số dạo, trong đó 2 gia đình đến từ Phú Yên. Ông Sơn cho biết, vài năm trở lại đây, nhiều người từ Phú Yên, Trà Vinh lên thuê trọ để bán vé số dạo. Sáng họ đi từ 6-15 giờ, đến 16 giờ 30 phút lấy vé của ngày hôm sau. Nhờ chịu khó lao động 9-12 tiếng đồng hồ ngoài trời (1-2 ca/ngày), mỗi gia đình bán vé số dạo có ít nhất 2 người bán cũng thu về 500 ngàn đồng/ngày tiền lời.
Thu nhập khá từ bán vé số dạo giúp gia đình ông Lê Văn Dũng ổn định cuộc sống
Gia đình chị Hà Bích Thọ thuê phòng trọ nhà ông Sơn đã 2 năm. Trước đây anh chị có 5 năm bán vé số dạo tại Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh. Năm 2016, cả gia đình lên Bình Phước sinh sống và tiếp tục hành nghề, “chúng tôi ở lại bán, cố gắng dành dụm mua miếng đất xây ngôi nhà nhỏ gắn bó lâu dài” - chị Thọ nói. Từ bán 500 tờ vé số mỗi ngày thu 620 ngàn đồng tiền lời, trừ chi phí trang trải cuộc sống, gửi về quê giúp cha mẹ trả nợ, anh chị tiết kiệm được 5 triệu đồng/tháng. Đặc biệt 20 ngày bán trước, trong và sau tết (từ 20 tháng chạp đến mồng 10 tháng giêng tết Đinh Dậu 2017) hai vợ chồng bán 900-1.100 tờ/ngày thu 20 triệu đồng, tiết kiệm 17 triệu đồng tiền lời.
Tương tự, gia đình anh Dương Tấn Tài đến từ Trà Vinh có 6 thành viên thì 3 người đi bán vé số dạo (vợ chồng và con gái lớn 9 tuổi). Bà ngoại ở phòng trọ trông hai cháu (2 tuổi và 2 tháng tuổi). Mỗi ngày 3 người bán 800 vé (bán cả buổi tối) lời hơn 900 ngàn đồng. Anh Tài nói: “Ở trọ tốn kém nhiều thứ nhưng nhờ chăm chỉ bán vé số nên cuộc sống gia đình đỡ khó khăn hơn”.
Niềm vui từ CÔNG VIỆC
Thay vì lủi thủi một mình cố bán hết số vé trong ngày, từ khi có người thân (vợ/chồng, con cái, cha/mẹ) cùng đi bán nên mỗi người cảm thấy tự tin hơn bởi cùng chia sẻ những khó khăn, vất vả hằng ngày. Đối với chị Thọ, chồng chị bán ở những nơi xa như Bù Đăng, Phước Long, Phú Riềng, còn chị bán tại Đồng Xoài cho tiện việc cơm nước và lo cho con cái. Những ngày bán hết sớm anh chạy xe về “gánh” vé cho vợ, giúp chị và con nhỏ 1 tuổi (được chị ẵm theo) có thêm thời gian nghỉ ngơi. “Chỉ là những quan tâm nhỏ nhưng tôi cảm nhận được tình cảm và sự cố gắng của chồng” - chị Thọ hạnh phúc nói.
Ngoài ra, từ bán vé số dạo được tiếp xúc nhiều người nên mỗi người “sở hữu” nhiều câu chuyện ấm áp. Bà Cao (60 tuổi), quê Quảng Nam theo con cháu vào Bình Phước lập nghiệp đã 8 năm và bán vé số dạo 4 năm nay. Tuy mắc bệnh khớp, đau mỏi toàn thân nhưng đi bán vé số giúp bà vui khỏe, tinh thần thoải mái. Bà Cao nói: “Thấy bà vui, khỏe, con cháu gạt mọi mặc cảm cho bà đi bán đến nay. Ngoài chủ động về kinh tế, bà còn có niềm vui được quan tâm tới người khác, như cách chỉ cho bé trai của một “người cha đơn thân” biết đi vệ sinh không bị ướt quần hay giúp vài cô bé biếng ăn ăn được nhiều cháo trước sự vui mừng của cha mẹ...”. Từ niềm vui giản dị này bà nhận lại được những lời cảm ơn chân thành của nhiều người.
Vào vai người bán vé số dạo, tôi khá ấn tượng với những “nam thanh, nữ tú” cùng hành nghề. Họ không phải là “đối thủ” của người già, trẻ em và phụ nữ bán vé số dạo mà là điểm tựa. Ngoài nhường chỗ bán cho người già, trẻ em và phụ nữ, họ bảo vệ những người yếu thế mọi lúc. Anh Trọng đến từ Quảng Nam, trọ phường Tân Phú (Đồng Xoài) nói: “Một người đàn ông chừng 60 tuổi, nhà ở đường Lê Duẩn, phường Tân Phú gọi tôi lại chỉ để nói: Tuổi như mày mà đi bán vé số, có mời tao cũng không mua! Tôi đã nói cho ông ta biết bán vé số cũng là một nghề, lắm vất vả, ích nước lợi nhà, sao không được đi bán? Cũng có những người không mua xòe tờ 2.000 đồng ra với ngụ ý cho, tôi từ chối: Tôi không phải là người đi xin ăn. Phải nói rõ với họ như thế để có gặp người già, phụ nữ đi bán họ không còn coi thường”.
Cẩm Thơ
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/591c798970.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。