当前位置:首页 > World Cup

【bxh thai lan】Tết Trung thu vẹn tròn yêu thương

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử,n ybxh thai lan người Việt luôn cho rằng, con người có mối liên hệ gắn bó giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn là biểu tượng của sum họp và tết Trung thu cũng vì thế được gọi là tết đoàn viên. Trong ngày vui này, theo phong tục người Việt, tất cả thành viên trong gia đình quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên. Khi đêm xuống, bên ánh trăng vàng, nhà nhà cùng nhau sum họp uống trà, ăn bánh, ngắm trăng. Vui nhất là thiếu nhi, bởi các em sẽ được rước đèn lồng, vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. 

Trung thu đầm ấm giữa đại dịch

Thời điểm này, đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Tại Bình Phước, số người nhiễm đã vượt hơn 1.000 ca và vẫn còn nhiều địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg như Bù Đăng, Đồng Phú... Các hoạt động bày cỗ trông trăng, rước đèn, hay tổ chức múa lân, vui văn nghệ đều tạm gác lại… Tuy vậy, mỗi gia đình đều có cách riêng để đón tết đoàn viên thật ấm cúng, đảm bảo quy định phòng chống dịch. 

Niềm vui của con trẻ trong dịp tết Trung thu. Ảnh: Hai con gái của chị Phạm Thị Hà ở phường Tân Xuân, TP. Đồng Xoài thích thú với chiếc lồng đèn mẹ mua tặng

Chị Phạm Thị Hà ở phường Tân Xuân, TP. Đồng Xoài có 2 con nhỏ đang học lớp 3, chia sẻ: Những năm trước, cứ đến tết Trung thu, bà con trong xóm lại cùng nhau tổ chức tiệc Trông trăng, bày biện mâm cỗ có bánh, kẹo, trái cây đủ đầy rồi cùng các con xem múa lân, phá cỗ. Năm nay, tết Trung thu rơi vào cảnh “đèn nhà ai nhà nấy rước… trong sân” do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Một thời gian dài phải ở trong nhà, nay tết Trung thu cũng không được gặp bạn khiến các con rất buồn. Để các con đón tết Trung thu thật ý nghĩa, tôi đã chuẩn bị đèn lồng, bánh kẹo và nấu một mâm cơm thật ngon để cả nhà cùng quây quần đón tết. Đối với tôi, dẫu mâm cỗ không được đủ đầy, các con không được xem múa lân, đi rước đèn, phá cỗ cùng bạn... nhưng các con sẽ có một mùa trung thu đặc biệt khi được hưởng sự nồng ấm trọn vẹn trong vòng tay cha mẹ, được đảm bảo an toàn trong dịch bệnh.

Tết Trung thu sẽ không trọn vẹn nếu thiếu lồng đèn và bánh trung thu. Thế nên, nhiều gia đình đã chọn cách tự tay làm bánh trung thu và lồng đèn cho con trẻ. Đối với anh Đỗ Thành Luân ở xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng, tết Trung thu là một dịp đặc biệt, ký ức tươi đẹp của tuổi thơ. Vì vậy, cứ đến dịp này, anh lại cùng các con làm lồng đèn, rồi cùng nhau đi rước đèn vui tết Trung thu. “Dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, không thể đưa các con đi chơi trung thu như mọi năm, nhưng các con tôi vẫn rất vui và thích thú khi được cùng nhau làm những chiếc lồng đèn. Quả thật, những chiếc lồng đèn tự làm không chỉ mang hương vị truyền thống mà còn đậm đà "hương vị" tình thân” - anh Luân tâm sự.

Tết sẻ chia cùng cộng đồng

Dịch bệnh đang khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn, với bao khó khăn bộn bề nhưng tết Trung thu vẫn được nhiều người quan tâm. Cũng vì thế mà dù không gian thu hẹp nhưng trẻ em vẫn háo hức, mong chờ đón tết. Để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19, trung thu năm nay không tập trung vui “Đêm hội trăng rằm” như mọi năm mà thay vào đó là sự quan tâm của cộng đồng, xã hội với nhiều hoạt động thiết thực, phù hợp với thực tiễn.


Tết Trung thu luôn là kỷ niệm đẹp của trẻ thơ

Trước một mùa trung thu đặc biệt này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức các đoàn đến thăm, trao tặng gần 500 phần quà cho thiếu nhi tại các khu cách ly tập trung, trung tâm bảo trợ xã hội giúp xoa dịu những mất mát, tổn thương cho các em. Ông Trần Văn Xuân, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết: “Ngoài tặng quà cho các em tại các khu cách ly tập trung, trung tâm bảo trợ xã hội, sở đã chỉ đạo phòng lao động - thương binh và xã hội các huyện, thị, thành phố linh động tổ chức hoạt động cụ thể, thiết thực để dù trong bối cảnh dịch bệnh thì các em vẫn cảm nhận được sự quan tâm của cộng đồng, xã hội, giúp các em thêm lạc quan vượt qua đại dịch”.

Đối với con em công nhân lao động, Liên đoàn Lao động tỉnh đã chỉ đạo các cấp công đoàn quan tâm, hỗ trợ, chăm lo đầy đủ cho các em trong dịp tết Trung thu. Riêng Liên đoàn Lao động tỉnh đã chuyển khoảng 600 suất quà trung thu (300 ngàn đồng/phần) và 200 suất học bổng (500 ngàn đồng/suất) cho con em công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em vượt khó vươn lên và có một mùa trung thu trọn vẹn.

Bên cạnh đó, Tỉnh đoàn, Hội đồng Đội, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh… cũng đã phát động hàng loạt hoạt động như “Túi quà an sinh”, “Lồng đèn thắp sáng ước mơ” trao tặng quà cho hàng ngàn trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đang điều trị Covid-19, trong các khu cách ly… Tại các địa phương, nhiều nơi đã gửi quà, bánh trung thu tới từng gia đình có trẻ nhỏ, vừa thể hiện sự quan tâm vừa bảo đảm an toàn phòng chống dịch.

Dịch Covid-19 kéo dài, cuộc sống trẻ em bị đảo lộn, trong đó việc học tập bị ảnh hưởng không nhỏ. Dịp trung thu năm nay, để chăm lo cho thiếu nhi là con em các gia đình có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng dịch bệnh, ngoài vận động, trao tặng quà bánh, nhiều ban, ngành, đoàn thể còn kêu gọi hỗ trợ trẻ em nghèo có thiết bị học trực tuyến tại nhà. 

Anh Lâm Hữu Tặng, Bí thư Chi đoàn Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) cho biết “Trên địa bàn tỉnh hiện còn rất nhiều học sinh khó khăn, không có thiết bị để học trực tuyến nên năm nay thay vì vận động bánh kẹo tặng các em nhỏ vui tết Trung thu thì đoàn viên thanh niên tích cực kêu gọi mạnh thường quân hỗ trợ thiết bị để các em yên tâm học tập”.

Dù ở đâu, đón tết Trung thu theo cách nào, rộn ràng hay trầm lắng, mới mẻ hay truyền thống thì giá trị của ngày tết đoàn viên sẽ không bao giờ thay đổi khi mỗi người đều hiểu, biết trân trọng, nâng niu sự gắn kết tình thân trong gia đình và tình yêu thương, sẻ chia trong cộng đồng. Để có nhiều hơn nữa những mùa trung thu ý nghĩa khi dịch bệnh đi qua, việc đơn giản nhất mà ai cũng có thể thực hiện được lúc này là chấp hành nghiêm quy định về phòng chống dịch. Và đối với trẻ em cũng vậy, để chung tay đẩy lùi đại dịch, trong bất cứ hoàn cảnh nào các em cũng luôn chăm ngoan, học giỏi và biết nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô. 

“Đất nước mình đang bước vào cuộc chiến

Với Corona, con chịu khó, một lần

Gác lại niềm vui, mong ước ra đường

Cùng cô chú, vững niềm tin chống dịch.

Sẽ nhanh thôi, chúng ta đang về đích

Covid nào rồi cũng bị đẩy lùi

Để chỉ còn yên vui khắp nơi nơi

Thay cho những âu lo ngày giãn cách…”

(Trích trong bài thơ Nói với con của tác giả Nam Phương)

Thiên Thư - Huyền Băng

分享到: