Trong khi cổ phiếu bán tháo ở một thị trường như nước Mỹ có thể đặt ra thách thức lớn về kinh tế do tác động tới kinh tế của các hộ gia đình, thì trường hợp của Trung Quốc sẽ ít bị ảnh hưởng như vậy. Doanh số bán lẻ tăng trưởng trong năm 2015 mặc dù thị trường này đã trải qua giai đoạn sụt giảm tới 5 nghìn tỷ USD, khẳng định việc cần thiết phải thay đổi chính sách như thế nào để hướng tới một nền kinh tế dịch vụ và tiêu thụ nguồn nhiên liệu, thay vì ngành công nghiệp nặng. "Niềm tin về Trung Quốc hiện tại là khá ảm đạm đến mức mà trong những tháng tới đây, sẽ phải có những biến đổi tích cực”, Mark Williams, kinh tế trưởng khu vực châu Á của quỹ đầu tư Capital Economics tại London, người đã từng làm việc về các vấn đề Trung Quốc tại Kho bạc Anh nhận định. "Có những dấu hiệu cho thấy chính sách kích thích kinh tế là có hiệu quả. Hầu hết các chỉ số đáng tin cậy đã ổn định." Theo Tập đoàn Goldman Sachs, chỉ số hàng tháng công bố ngày 19-1 tới đây sẽ chỉ ra đà tăng trong doanh số bán lẻ và có sự tăng tốc trong sản lượng công nghiệp từ tháng 11 đến tháng 12. Trong khi đó, có nhiều dấu hiệu cho thấy giá nhà ở đang ở mức ổn định, giá các kim loại đã bắt đầu hồi phục từ mức thấp trong lịch sử và nhu cầu tín dụng đã xuất hiện trở lại. Các khảo sát về khu vực dịch vụ vẫn còn khá phức tạp và đang được mở rộng. "Mối quan hệ giữa những gì xảy ra tại thị trường Trung Quốc và những gì đang xảy ra đối với toàn bộ nền kinh tế là rất mong manh," hai nhà phân tích Fielding Chen và Tom Orlik thuộc Bloomberg Intelligence đã nhận xét trong một bài viết. “Ngay đầu năm 2016, đã có dấu hiệu cho thấy sự suy yếu hoàn toàn của nền kinh tế”. Các nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc đã phải hoảng sợ trong tuần qua khi thị trường chứng khoán nước này lại “lao dốc” và niềm tin không chắc chắn về doanh số bán hàng; các nhà quản lý sẽ cố gắng ngắt mạch “lao dốc” vào cuối ngày thứ Năm. Một mối quan tâm nữa là sự thay đổi của Trung Quốc nhằm vào đồng nhân dân tệ so hệ thống các loại tiền tệ khác; khi đồng tiền này đang sụt giảm so với đồng USD trong tuần này, mặc dù nó được xem là đã ổn định hơn khi xét theo tỷ trọng thương mại. "Trung Quốc đang thực sự đi trên vỏ trứng", Qian Wang, chuyên gia kinh tế cao cấp người Hồng Kông cho khu vực châu Á Thái Bình Dương của Tập đoàn Vanguard cho biết. "Mọi người giờ đây rất dễ bị hoảng sợ với một vài tin tức nhỏ". Chững lại Cổ phiếu Trung Quốc sáng thứ Sáu tuần trước đã có một giao dịch đầy biến động sau khi đóng cửa sớm vào thứ Năm lần thứ 2 trong tuần sau khi chỉ số CSI 300 giảm hơn 7%. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã ổn định đồng nhân dân tệ sau khi tỷ giá tham chiếu với tỷ giá tham chiếu giảm 1,5 % so với đồng đô la trong phiên giao dịch từ thứ Hai đến thứ Năm. Sự tăng giảm trong thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bị chi phối bởi các nhà đầu tư cá nhân, khu vực có tới 99 triệu nhà đầu tư, chiếm khoảng 80 % tổng khối lượng giao dịch. Tỷ lệ người dân Trung Quốc tiếp xúc với thị trường vẫn là khá nhỏ, trong một đất nước có tới 1,4 tỷ dân. Tại Mỹ, một cuộc thăm dò của Gallup trong tháng 4-2014 cho thấy 55 % những người được khảo sát nắm giữ cổ phiếu, giảm từ 62 % hồi đầu năm 2008. Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế của Bloomberg, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc sẽ chậm lại trong năm nay khoảng 0,4%, giống như trong vài năm qua và ít hơn nhiều so với khoảng 2 % giảm tốc của năm 2012, một năm khó khăn của cổ phiếu Trung Quốc. GDP trong năm nay của Trung Quốc sẽ đạt cột mốc gần 1 nghìn tỷ USD, nhiều hơn so với năm 2014. Chắc chắn một điều rằng, nền kinh tế này đã trượt khỏi quỹ đạo cũ đó là tăng trưởng 10%, xuất khẩu từ Australia đến Brazil. Sức bật mạnh trở lại là điều khó có thể xảy ra. Một giai đoạn "tăng trưởng hình chữ L" là điều mà Đảng Cộng sản đã thông báo chính thức trên nhật báo Nhân dân vào hôm thứ Hai, dẫn lời một quan chức giấu tên. Thay đổi mang tính lịch sử "Trong bối cảnh hiện nay, khó có thể phục hồi nền kinh tế theo hình chữ V thông qua gói kích cầu ngắn hạn", quan chức này cho biết, ngay trên trang nhất của tờ báo, nơi thường có hình ảnh của Chủ tịch Tập Cận Bình. Những điều không thể lường trước được sẽ đến từ đồng nhân dân tệ. Khi mà đồng tiền trở nên suy yếu, nó sẽ đẩy mạnh xuất khẩu, tuy nhiên lại khiến nguồn vốn rời khỏi Trung Quốc với tốc độ kỷ lục khi mà các nhà đầu tư và các công ty vội vàng tích trữ tiền ra nước ngoài và đầu tư vào chính đối thủ của nó là đồng đô la. Dòng chảy nguồn vốn này đã buộc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phải can thiệp và hỗ trợ nhân dân tệ bằng cách mua đô la, ngay cả trong quá trình giảm bớt dự trữ ngoại hối của mình. Dự trữ này đã giảm khoảng 108 tỷ USD trong tháng 12 từ mốc 3,3 nghìn tỷ USD tháng trước. Lo lắng cho đồng nhân dân tệ Và nếu những biến động tại thị trường của Trung Quốc làm suy yếu các nền kinh tế nước ngoài, điều đó sẽ chẳng giúp ích gì cho xuất khẩu nước này. Cổ phiếu từ châu Âu cho tới Mỹ đều đã giảm trong tuần này khi đồng nhân dân tệ giảm. "Rủi ro nằm chính ở sự không chắc chắn trong chính sách tiền tệ", ông Qian cho biết. Các nhà đầu tư tham gia thị trường than phiền rằng chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc thiếu minh bạch. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã làm suy yếu đồng tiền này bằng việc ấn định mức giảm 2,57 % khi tham chiếu vào Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào ngày 30-11. Đồng thời, ngân hàng Trung ương nước này đã can thiệp vào thị trường tiền tệ để ngăn chặn biến động quá mức trong tỷ giá hối đoái. Nhìn lại tất cả những biến động trên thị trường, nền kinh tế của Trung Quốc sẽ vẫn có thể chống đỡ được ngay cả khi thị trường cổ phiếu không nhúc nhích. "Vẫn luôn có sự bất đồng", ông Richard Jerram, kinh tế trưởng của Ngân hàng của Singapore cho biết. "Nếu nhìn lại trong 10 hoặc 15 năm qua, họ vẫn là người anh em xa tốt nhất”. |