您的当前位置:首页 > La liga > 【số liệu thống kê về psg gặp lorient】Bức tranh kinh tế 2014 – 2015 sẽ 正文

【số liệu thống kê về psg gặp lorient】Bức tranh kinh tế 2014 – 2015 sẽ

时间:2025-01-12 13:37:59 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Ảnh minh họa.Sáng 18/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Báo số liệu thống kê về psg gặp lorient

Ảnh minh họa.

Sáng 18/11,ứctranhkinhtế–sẽsố liệu thống kê về psg gặp lorient Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Báo Lao động đã tổ chức Hội thảo Những khuyến nghị chính sách kinh tế và điều hành chính sách tiền tệ 2014 - 2015. Mục đích là để trao đổi ý kiến của các chuyên gia, quan chức ngành Ngân hàng về những chính sách tiền tệ thời gian qua, vai trò của chính sách tiền tệ, những thách thức và khuyến nghị, giải pháp tiền tệ, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và ngân hàng…

Từ tháng 9/2013 kinh tế vĩ mô đã có nhiều tín hiệu đi lên?

Theo ông Sumit Dutta - Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC tại VN: Mặc dù tại VN có những đánh giá chưa khả quan về nền kinh tế trong năm 2013. Tuy nhiên, ông cho rằng những đánh giá từ bên ngoài (Các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư, tập đoàn lớn của nước ngoài…) có những tín hiệu tốt.

Ông Lê Xuân Nghĩa –  Chuyên gia tài chính, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tiền tệ quốc gia,  thì dẫn chứng: Chỉ số xuất khẩu tăng trưởng mạnh từ tháng 9 (9%), đặc biệt xuất khẩu của DN trong nước đã gia tăng hơn so với thời điểm những tháng đầu năm, đầu tư nước ngoài tăng mạnh vào VN, lãi suất và tỉ giá ổn định.

Ông Nghĩa lạc quan cho rằng, kinh tế VN đã chạm đáy và bắt đầu đi lên.

“Năm 2014 mức độ đầu tư sẽ đạt từ 5,8-6%. Đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng, việc giải ngân tốt hơn do các động lực của các chính sách kinh tế mà VN tham gia” – Ông Nghĩa dự báo.

Đồng thời, quy mô đầu tư công sẽ rất lớn vào năm 2014 do việc ứng dụng nguồn vốn từ năm 2016 chuyển nhanh. Lĩnh vực đầu tư công lớn sẽ thúc đẩy nhiều yếu tố của nền kinh tế, lĩnh vực DN tư nhân cũng sẽ có chuyển biến tốt.

Ông Nghĩa cho rằng, điều phải xác định bây giờ là liệu quý 4/2013, nền kinh tế đã qua đáy chưa? Nếu chưa thì sẽ còn nhiều điều phải nỗ lực.

Dự đoán tình hình kinh tế năm 2014 - 2015, vị Tổng giám đốc ngân hàng HSBC cho rằng GDP năm 2014 là khoảng 5,4 %, năm 2015 là 5,8 %, lạm phát vẫn đạt 1 con số trong giai đoạn 2014-2015, cán cân thương mại tăng trường tốt…

Năm 2014 – 2015 chưa thấy triển vọng gì để cải thiện?

Ở chiều ngược lại, chuyên gia tài chính Vũ Đình Ánh thì cho rằng : “Năm 2014-2015, nhiều chuyên gia hy vọng có nhiều tín hiệu tốt. Tuy nhiên cá nhân tôi cho rằng sẽ “na ná” giống năm 2013, chưa thấy triển vọng gì để cải thiện cả”.

Ông Ánh đưa ra lý giải ở góc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát: “Về tăng trưởng kinh tế, năm 2013 còn 1 tháng nữa là hết, có thể ước tính lạm phát năm nay sẽ rơi vào mức khoảng 6,5 %, tăng trưởng kinh tế  khoảng 5,4 %. Như vậy, số liệu này không hơn nhiều so với 2012. Năm 2014, mục tiêu của Việt Nam tăng trưởng là 5,8 % và lạm phát khoảng 7%” – ông Ánh phân tích.

Vị chuyên gia này cũng bày tỏ quan điểm không ủng hộ khi dùng từ “chạm đáy” đối với nền kinh tế của Việt Nam, bởi lẽ chưa xác định được thế nào là đáy. Về tăng trưởng kinh tế, vị chuyên gia này cho rằng khái niệm “đáy” của sự khó khăn chưa thể xác định.

“Trong khi đó, điều lo ngại nhất hiện nay là kinh tế không đi xuống mà cũng không đi lên, trong vòng vài năm tới vẫn cứ ‘nhì nhằng’ mãi như thế này và như người ta nói chúng ta lại rơi vào thập kỷ mất mát…” – Ông Ánh bày tỏ lo ngại.

Năm 2014 – 2015 cơ cấu kinh tế sẽ không ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ

Theo ông Ánh, với tính toán những biến số vĩ mô trong năm 2014 không có nhiều biến động mạnh thì chính sách tiền tệ thời gian qua (2012 – 2013) nên tiếp tục được duy trì trong năm tới.

Ông Ánh cho rằng, năm 2014 - 2015 cơ cấu kinh tế sẽ không có ảnh hưởng nhiều với chính sách tiền tệ vậy thì nên nhìn nhiều vào vốn đầu tư.

“Và câu chuyện nới bội chi ngân sách vừa được Quốc hội thông qua không phải là câu chuyện ở con số bao nhiêu; bởi lẽ 20.000 – 30.000 tỷ đó có thể chỉ đủ chi làm một con đường hay một cái cầu nhưng điều quan trọng ở đây là cho năm 2013 – vì chi rồi, xong rồi. Chính vì thế phải cho thâm hụt!” – Ông Ánh nói.

Có ý kiến cho rằng năm 2011, chính sách tài khóa của Việt Nam đã thắt chặt nhưng ông Ánh cho rằng “Từ ngày tôi biết chính sách tài khóa của Việt Nam tới giờ thì chưa bao giờ tôi thấy sự thắt chặt và có thể sắp tới còn nới lỏng hơn nữa”.

Chính vì thế ông Ánh khuyến nghị rằng, năm 2014 không nên tăng quy mô đầu tư nữa, hãy dừng lại quy mô đầu tư vừa phải để đảm bảo tương ứng với câu chuyện tiết kiệm và vĩ mô không bị tiếp tục bất ổn trong tương lai.

 

Theo Trí thức trẻ