88Point88Point

【đá banh hôm qua】Có thu nhập phát sinh từ Việt Nam phải đóng thuế theo quy định

TT
Bộ trưởng,óthunhậpphátsinhtừViệtNamphảiđóngthuếtheoquyđịđá banh hôm qua Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng và Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn đồng chủ trì buổi họp báo. Ảnh: Chinhphu.vn

Tình hình sản xuất kinh doanh còn khó khăn

Thông tin về phiên họp Chính phủ thường kỳ đầu tiên của năm 2017, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Chính phủ đã tập trung kiểm điểm tình hình dịp Tết Nguyên đán 2017; tình hình kinh tế-xã hội tháng 1 và triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP; thảo luận về dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng; dự thảo Nghị định hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại…

Về tình hình dịp Tết nguyên đán, các thành viên Chính phủ đánh giá một điểm nổi bật trong dịp Tết năm nay là các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công, gia đình chính sách, đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn, hộ nghèo… được Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương triển khai kịp thời, thiết thực (chuyển quà Tết đến hơn 2 triệu người có công với tổng số tiền 431 tỷ đồng; cấp phát trên 14.000 tấn gạo cứu đói cho gần 300.000 hộ; các địa phương đã trích ngân sách hơn 1000 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào nhân dịp Tết).

Về tình hình kinh tế xã hội, tháng đầu tiên của năm 2017 nhìn chung được đánh giá tích cực. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 9,9%. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 1 triệu lượt khách, tăng 12,3%. Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù là tháng tết song chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 tăng thấp 0,46%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện ước đạt 850 triệu USD, tăng 6,3%. Đặc biệt trong tháng 1/2017, có gần 9.000 DN thành lập mới, tăng 8,1% về số doanh nghiệp (DN) và 52,3% về vốn đăng ký và gần 5.600 DN hoạt động trở lại. Tuy nhiên, có gần 1.600 DN giải thể và 12.400 DN tạm ngừng hoạt động, cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh còn khó khăn.

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu từng thành viên Chính phủ, các bộ ngành, địa phương khẩn trương chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP. Các bộ, cơ quan, địa phương quán triệt cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính, kỷ luật lao động. Chấn chỉnh, xử lý nghiêm cán bộ, công chức đi lễ hội trong giờ hành chính, xử lý nghiêm các cơ quan dùng xe công đi hội. Thủ tướng cũng yêu cầu chuẩn bị triển khai tổ chức hội nghị Chính phủ với DN lần thứ hai. Đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại DN, không để tiếp tục tình trạng cổ phần hóa nhưng tỉ lệ vốn Nhà nước bán ra ở mức thấp…

Tại buổi họp báo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng và đại diện một số bộ, ngành cũng đã cung cấp thêm nhiều thông tin về những vấn đề đang được dư luận quan tâm.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá một cách thực chất, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, chủ trương cổ phần hóa DNNN năm nay khác với mọi năm ở chỗ tinh thần Thủ tướng chỉ đạo là phải quyết liệt cổ phần hóa. Hiện nay số DN cổ phần hóa đạt 96,3% nhưng phần vốn Nhà nước bán ra rất thấp, chỉ đạt 8%, ngược với tỷ lệ DN được cổ phần hóa. Do đó, nguyên tắc được nhấn mạnh là sau khi DN cổ phần hóa phải lên sàn chứng khoán, coi đây là yêu cầu bắt buộc.

“Nếu DN cổ phần hóa không lên sàn thì yêu cầu các cơ quan bộ, ngành xem xét đánh giá người đứng đầu tập đoàn, DNNN”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nói.

Trong các phiên họp thường kỳ Chính phủ đều bàn, đưa ra vấn đề tiến độ cổ phần hóa, bán cổ phần vốn của Nhà nước nắm giữ, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết thêm.

VTM
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai trả lời tại buổi họp báo chiều 3/2.

Cơ sở lưu trú phải khấu trừ thuế cho nhà thầu nước ngoài

Liên quan đến vấn đề chính sách thuế và quản lý thuế, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đã trả lời câu hỏi của phóng viên về việc quản lý thuế với một số công ty hoạt động kinh doanh và đặt phòng trực tuyến như Agoda, Booking…

Theo Thứ trưởng Vũ Thị Mai, đối với quản lý thuế liên quan đến hoạt động dịch vụ kinh doanh đặt phòng trực tuyến, Bộ Tài chính đã có Công văn số 848 ngày 18/1/2017 hướng dẫn cụ thể các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về nội dung quản lý dịch vụ này. Công văn 848 này là công văn hướng dẫn nội bộ cơ quan thuế, yêu cầu rà soát quản lý đối với hoạt động này khi có một số kiến nghị của các công ty du lịch và phản ánh trên báo chí đã nêu. Đây là một biện pháp quản lý và yêu cầu các cơ quan thuế rà soát để kiểm tra, kiểm soát và quản lý chặt chẽ hơn. Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đã quy định rõ đối tượng chịu thuế. Đối với những nhà thầu có thu nhập phát sinh từ Việt Nam phải nộp thuế nhà thầu, đó là thuế GTGT và thuế TNDN.

Về chế tài xử lý trong trường hợp các công ty không có văn phòng tại Việt Nam và không đóng thuế, Thứ trưởng Bộ Tài chính nêu rõ Luật Quản lý thuế cũng như Luật TNDN và thuế GTGT đã quy định, khi cơ sở lưu trú tại Việt Nam ký hợp đồng với tổ chức nước ngoài thì cơ sở lưu trú tại Việt Nam phải có trách nhiệm khấu trừ thuế GTGT và thuế TNDN và nộp thay cho tổ chức, cá nhân tại nước ngoài. Nếu như trường hợp các cơ sở này không nộp thì bản thân họ phải chịu trách nhiệm và sẽ bị xử phạt theo quy định tại Luật Quản lý thuế. Chế tài xử lý đã được quy định đầy đủ và rõ ràng trong quy định của Luật.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cũng cho biết thương mại điện tử là vấn đề hết sức mới, do đó Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan thuế tiếp tục tích cực nghiên cứu để bao quát hết những vấn đề phát sinh mới, nhằm có chính sách quản lý một cách chặt chẽ nhất./.

H.Y

赞(54997)
未经允许不得转载:>88Point » 【đá banh hôm qua】Có thu nhập phát sinh từ Việt Nam phải đóng thuế theo quy định