Phát triển kinh tế kéo theo những thay đổi trong tiêu dùng dẫn đến lượng chất thải ngày càng nhiều. Khối lượng chất thải tiếp tục gia tăng và có xu hướng trở thành vấn đề cực kỳ đáng lo ngại trong những năm tới.
Vấn nạn của môi trường
Những năm gần đây,ácđộngcủabaobìnhựađếnmôitrườchấp 1.5/2 nhiều phương thức tiêu dùng mới xuất hiện theo xu hướng chỉ “dùng một lần”. Từ những năm 1980, bao bì nilong càng trở nên phổ biến, dần thay thế làn đi chợ và lá chuối gói hàng.
“Khả năng sử dụng bao bì một lần dần chiếm lĩnh thói quen của cả người bán và người mua. Họ cho rằng đó là hiện đại, giúp tiết kiệm thời gian” - GS.TS Đặng Kim Chi - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ tài nguyên và môi trường Việt Nam - chia sẻ.
Nhựa hay chất dẻo tổng hợp có thời gian để phân hủy được các sản phẩm này hoàn toàn rất lâu.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chai nhựa cần từ 450 -1.000 năm mới phân hủy hết, ống hút nhựa và túi nilon thì phải mất từ 100 – 500 năm.
Tác động của bao bì nhựa với môi trường thường nằm ở khâu xử lý. Ở nước ta, chôn lấp là phương pháp xử lý chất thải được sử dụng rộng rãi nhất.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2021, 71% khối lượng rác được xử lý bằng chôn lấp và 13% được đốt.
Tại Hà Nội, tỷ lệ chôn lấp là 88%, đốt rác chiếm 2,7%. Phần còn lại được tái chế, ủ phân compost hoặc vứt bỏ trong môi trường tự nhiên.
Cũng theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, 80% các bãi chôn lấp hiện nay không hợp vệ sinh: không kiểm soát được nước rỉ rác, phát tán các khí gây ô nhiễm…Bên cạnh đó, nhiều bãi chôn lấp đạt đến giới hạn và cần thực hiện các dự án mở rộng kéo theo nhiều vấn đề tương tự nhu thu hồi đất, đền bù…
Đốt rác đang trở thành công nghệ được ưa chuộng hơn so với chôn lấp. Việt Nam hiện có hơn 300 cơ sở đốt rác, phần lớn được xây dựng sau năm 2016. Hầu hết đều ở các tỉnh phía Bắc.
Vấn đề của việc chôn lấp và đốt rác đều tạo ra ô nhiễm. Trong chôn lấp, rác thải phát tán chất gây ô nhiễm ra môi trường bằng cách tạo ra chất lỏng được gọi là nước rỉ rác và các loại khí. Sau khi ngấm qua các lớp chất thải, nước rỉ rác sẽ mang theo chất ô nhiễm và ngấm vào mạch nước ngầm nếu không được thu gom và xử lý.
Đốt rác có thể thu hồi được năng lượng nhưng vẫn là một công nghệ gây ô nhiễm.
Sức khỏe con người và sinh vật bị ảnh hưởng từ từ
Một con số thống kê cho thấy, ở nước ta, hàng năm ước tính có khoảng hơn 3 triệu tấn chất thải nhựa thải ra môi trường, đe doạ nghiêm trọng đến môi trường sống, sức khoẻ của con người và phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
Tiến sĩ Nguyễn Thi - Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội - cho biết, ô nhiễm rác thải nhựa ở nước ta ngày càng ngày càng gia tăng. Nếu như năm 1990 mỗi người chỉ sử dụng bình quân khoảng 3,8kg/năm thì hiện nay con số này tăng lên khoảng 52kg/người/năm (tăng gấp gần 14 lần sau hơn 30 năm).
Bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon/tháng, riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon.
“Đây là một gánh nặng đối với môi trường và gây ra rất nhiều hệ luỵ đối với đời sống, sức khoẻ của con người”, ông Thi cảnh báo.
Trong quá trình xử lý bao bì nhựa tại bãi rác, các chuyên gia cảnh báo đây là mối nguy hiểm thực sự đối với sức khỏe của chúng ta.
Từ bãi rác, vi khuẩn xâm nhập vào nguồn nước, ảnh hưởng đến chất lượng đất và không khí. Trong nhiên nhiên, con người có thể hít phải hoặc ăn vào các chất ô nhiễm thông qua việc tiêu thụ nước, rau hoặc thịt bị ô nhiễm. Đối với người dân sống gần các khu xử lý chất thải, nguy cơ đối với sức khỏe là đặc biệt nghiêm trọng.
“Bao bì nhựa có tác dụng rất lớn trong bảo quản sản phẩm, sạch và nhẹ. Vấn đề là chúng ta đang quá lạm dụng bao bì nhựa trong đóng gói và vận chuyển” - PGS.TS Vũ Thành Ca, nguyên giảng viên cao cấp Khoa Môi trường, Đại học Tài nguyên và Môi trường - thông tin.
Theo chuyên gia này, khi phân hủy, sản phẩm nhựa sẽ giải phóng các phụ gia độc hại, gây độc hại cho con người và sinh vật. Ô nhiễm nhựa đặc biệt nguy hiểm ở biển, khi rất nhiều sinh vật biển và chim nước có thể nuốt nhầm nhựa, bị mắc vào lưới đánh cá và bị tác động xấu tới sức khỏe, thậm chí bị chết.
Một dạng ô nhiễm ngấm ngầm nữa chính là vi nhựa. Vi nhựa được hình thành do sự phân hủy của chất thải nhựa. Những hạt nhựa này thường quá nhỏ để có thể bị giữ lại khi qua bộ lọc của nhà máy xử lý nước thải. Cuối cùng chúng bị đẩy ra môi trường.
Theo nghiên cứu của WWF, trung bình mỗi người “nạp” 5 gam nhựa mỗi tuần, tương đương 2.000 hạt vi nhựa. Lượng nhựa này tương đương một chiếc thẻ ngân hàng. Phần lớn lượng vi nhựa này có nguồn gốc từ nước đóng chai hoặc nước máy, nhưng cũng có thể từ các loại thực phẩm như tôm, cua, bia hoặc muối ăn.
Bao bì, vật liệu nhựa sử dụng trong thương mại điện tử rất rẻ lại thuận lợi cho việc đóng gói, vận chuyển, bảo vệ sản phẩm. Theo WWF, có thể vận động, tư vấn thương nhân, doanh nghiệp cung cấp nền tảng thương mại điện tử và dịch vụ logistics có các hành động cụ thể giảm rác thải nhựa như sử dụng các bao bì, vật liệu thay thế bao bì, vật liệu nhựa, không sử dụng bao bì nhựa khi không thực sự cần thiết.
-
Khởi tố 7 nhân viên của nhà máy sản xuất ôtô VinFast tội trộm cắp tài sảnĐạt kết quả cao trong tháng 1, PVN vẫn lo dịch cúm và giá dầu ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanhTrung Quốc: Máy bay chở 133 hành khách rơi ở tỉnh Quảng TâyĐà Nẵng kiểm soát chặt chẽ tại các cửa khẩu để phòng chống vi rút CoronaHải quan Lào Cai “nâng bước” cho nông sản xuất ngoạiLPBank (LPB) công bố thông tin cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệSàn thương mại điện tử phải nộp thuế thay người kinh doanh: Bộ Tài chính nói gì?Hà Nội sớm đầu năm Canh tý 2020Nhận định, soi kèo nữ AS Roma vs nữ Fiorentina, 21h30 ngày 6/1: Khó tin cửa trênNhân dân góp ý, cấp ủy, chính quyền lắng nghe
下一篇:Thời tiết Hà Nội 22/7: Nắng xuất hiện từ sớm, trời oi nóng
- ·Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
- ·Iran tiết lộ thời điểm nối lại đàm phán thỏa thuận hạt nhân JCPOA
- ·Ấn Độ và Nga ký 28 thỏa thuận trong chuyến thăm của Tổng thống Putin
- ·Trái phiếu tại TCBS: An toàn được khẳng định dù lãi suất thấp hơn so với các tổ chức khác
- ·“Dù làm 1000 cuốn sách, không được để có một sai sót nào xảy ra"
- ·Phú Yên có tân Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
- ·Nhiều lễ hội lớn dừng khai mạc để phòng virus Corona lây lan
- ·Xử lý nông sản ùn ứ ở cửa khẩu: Tập trung chế biến sâu cho thị trường nội địa
- ·Nhận định, soi kèo Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1: Đòi lại ngôi đầu
- ·GenAI đang thay đổi ngành tài chính ở Việt Nam như thế nào?
- ·Thách thức mới của nền kinh tế
- ·Singapore phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng
- ·Co.opmart Bến Lức hỗ trợ 60 triệu đồng xây nhà Đại đoàn kết
- ·Cổ phiếu một công ty bán giấy bất ngờ tăng mạnh
- ·Các tỉnh chủ động kết nối tiêu thụ trong nước giảm ảnh hưởng từ dịch bệnh virus Corona
- ·Giữa tâm bão của virus Corona, Trung Quốc phải đối mặt thêm với cúm gia cầm H5N1