【kết quả u19 cộng hòa séc】Đấu thầu trực tuyến giải pháp cho ngành giao thông vận tải trước sóng 4.0
Đánh giá về tác động của cách mạng công nghệ 4.0 đến ngành giao thông vận tải,Đấuthầutrựctuyếngiảiphápchongànhgiaothôngvậntảitrướcsókết quả u19 cộng hòa séc Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Bộ Giao thông vận tải Trần Quang Hà cho biết, ngành giao thông vận tải ở mỗi quốc gia luôn giữ vị trí vai trò then chốt với khái niệm mạch máu giao thông và luôn là đối tượng đầu tiên, quan trọng mà các cuộc cách mạng công nghiệp hướng đến.
Ở Việt Nam, hiện ngành Giao thông vận tải đã hình thành hệ thống đường bộ cao tốc, áp dụng công nghệ thông tin, kết nối internet trong cung cấp các dịch vụ vận tải (đặt vé, check-in vé tàu, vé máy bay, thu phí đường bộ tự động). Rồi những tuyến đường, cây cầu, công trình giao thông… hiện nay đều có thể giám sát, theo dõi trực quan, trực tuyến, minh bạch từ khâu thiết kế, tiến độ thi công cho đến khi vận hành, bảo trì.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện các dịch vụ vận tải trên nền tảng internet như taxi Uber, Grab; cung cấp các dịch vụ công qua internet (cấp, đổi giấy phép lái xe, đăng kiểm xe cơ giới…) cũng đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc cách mạng này.
“Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực và chưa có mô hình tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin, nên các ứng dụng còn phát triển trong phạm vi hẹp, mới đáp ứng được các yêu cầu nghiệp vụ đơn lẻ, chưa hình thành cơ sở dữ liệu dùng chung và chia sẻ ở phạm vi toàn ngành giao thông, chưa có kết nối và chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương”, ông Hà chia sẻ.
Theo ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội, hiện nguồn lực công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp vận tải rất thiếu và yếu. Việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa được các doanh nghiệp đánh giá đúng mức. Nguồn lực để thực hiện cũng còn yếu kém, chi phí công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp vận tải cũng rất thấp. Trong khi đó, thách thức đối với doanh nghiệp vận tải trong thời đại 4.0 là phải đáp ứng nhanh, độ tin cậy cao hơn, chi phí giảm xuống. Khó khăn khi triển khai các hệ thống giao thông thông minh với Việt Nam là vấn đề chính sách, hạ tầng và con người vẫn còn nhiều rào cản. Nếu doanh nghiệp giải quyết được vấn đề này sẽ tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn cho doanh nghiệp của mình. Để thích ứng và phát triển các doanh nghiệp trong ngành giao thông vận tải phải thay đổi.
Trước thực trạng trên, Hệ thống đấu thầu vận chuyển - TransTender ra đời nhằmđã phục vụ nhu cầu tìm kiếm, kết nối nhu cầu đi lại, vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa giữa nhà cung cấp dịch vụ và người dùng được thuận tiện, minh bạch, tận dụng các nguồn lực dư thừa trong xã hội, nâng cao chất lượng phục vụ, giảm giá thành vận chuyển đồng thời giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động kinh doanh.
TransTender cho phép khách hàng có nhu cầu thực hiện đăng thông tin dưới hình thức các gói thầu, nhà cung cấp vận tải tìm kiếm và xem xét được các thông tin về các gói thầu đã đăng và nộp hồ sơ dự thầu. Sau khi đã chấm thầu các nhà vận chuyển sẽ thực hiện ký kết hợp đồng trực tuyến và thực hiện chuyến đi, đồng thời thực hiện các giao dịch thanh toán cho gói thầu. Hệ thống này sẽ giúp bên có nhu cầu vận chuyển (Bên mời thầu) lựa chọn được bên cung cấp dịch vụ (Bên nhận thầu) phù hợp nhất về giá cả và chất lượng dịch vụ.
Do thông tin thể hiện công khai nên các bên sẽ xem và chọn lọc những đối tác phù hợp, sau đó liên hệ qua điện thoại, tin nhắn hoặc email rồi thương thảo, ký kết hợp đồng dịch vụ. Tất cả quy trình trên ứng dụng đều hoàn toàn miễn phí, người dùng chỉ cần đảm bảo điện thoại của mình có kết nối internet.