您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【soi kèo bóng đá ngoại hạng anh tối nay】Doanh nghiệp lo “đổ vỡ” nếu lãi suất cho vay tăng

Cúp C27751人已围观

简介Với các DN, lãi suất cho vay hiện nay tại Việt Nam vẫn đang ở mức cao so với nhiều quốc gia trong kh ...

doanh nghiep lo do vo neu lai suat cho vay tang

Với các DN,ệplođổvỡnếulãisuấtchovaytăsoi kèo bóng đá ngoại hạng anh tối nay lãi suất cho vay hiện nay tại Việt Nam vẫn đang ở mức cao so với nhiều quốc gia trong khu vực. Ảnh: Hồ Huệ.

Ảnh hưởng lớn

Trên thị trường, bắt đầu từ cuối tháng 2-2016, tại các ngân hàng thương mại, mặt bằng lãi suất ở các kỳ hạn dài trên 12 tháng đều tăng lên phổ biến ở mức 7-8%/năm. Cuộc đua lãi suất này trong thời gian đầu chỉ có ngân hàng vừa và nhỏ, về sau, các “ông lớn” cũng phải vào cuộc. Từ thực tế này, nhiều chuyên gia kinh tế đã cho rằng, lãi suất cho vay đang có nhiều “thuận lợi” để được điều chỉnh tăng. Thậm chí, từ cuối năm 2015, các nhà kinh tế và chính Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình đã nhận định việc giảm lãi suất rất khó khăn và “room” để giảm lãi suất không còn lớn.

Mặc dù việc lãi suất cho vay tăng hay không vẫn đang nằm ở mức độ “dự đoán”, nhưng các DN đều tỏ ra lo lắng bởi khả năng này là khá cao. Đại diện một DN chuyên về xây dựng cho biết, mặc dù các ngân hàng hiện nay vẫn chưa thông báo về mức tăng lãi suất cho vay nhưng trong hợp đồng cho vay vốn trung và dài hạn mà ngân hàng ký kết với DN có nêu rõ, lãi suất tiền vay sẽ được thỏa thuận thay đổi định kỳ vào ngày 15-1 mỗi năm. Mức lãi suất thay đổi này sẽ bằng mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng tính tại thời điểm ký cộng với mức chênh lệch lãi suất đã được cố định khi cho vay (khoảng 3-4% tùy điều kiện cụ thể).

Theo đại diện DN này, mặc dù mức lãi suất mới được tính trên số dư nợ hiện còn nhưng nếu so với mức lãi suất mà DN được vay ưu đãi chỉ khoảng 7-8%/năm cho năm đầu tiên thì với lãi suất huy động tăng cao như hiện nay, số tiền lãi DN phải trả vẫn khá lớn.

Tỏ ra bi quan hơn về tình hình hoạt động của DN nếu lãi suất cho vay tăng, ông Nguyễn Minh Ngọc, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất & XNK bao bì Thăng Long cho rằng, hầu như DN nào cũng phải đi vay, nhưng chỉ DN lớn và được xếp hạng mới tiếp cận được gói vay ưu đãi, nếu không, DN phải chịu vay ở mức lãi suất thương mại. Vì thế, nếu lãi suất tăng cao hơn, lợi nhuận của DN chỉ đủ trả tiền lãi vay ngân hàng, thậm chí, nếu DN nào không trụ vững được, rất có thể dẫn đến phá sản.

Đặc biệt, bên cạnh mức lãi suất có thể tăng cao, ông Ngọc còn tỏ ra lo ngại khi cho rằng, việc NHNN siết vay USD đối với nhóm DN vay ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu vốn trong nước có thể gây khó khăn cho DN. Bởi nhiều DN sản xuất trong nước nhưng lại NK nguyên liệu từ nước ngoài nên cần vay USD để thanh toán. Vì thế, khi 2 việc này cùng gộp lại, DN sẽ chồng chất khó khăn, bởi việc vay vốn bằng VND không những chịu lãi suất cao mà còn phải chịu rủi ro về tỷ giá ngoại tệ.

Lãi suất có tăng?

Theo Báo cáo Triển vọng kinh tế Việt Nam 2016 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), với việc NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2016 là 18-20%, lãi suất cho vay có thể chịu áp lực tăng lên khi lạm phát và cầu tín dụng cũng tăng dần trong khi thanh khoản của ngân hàng eo hẹp hơn.

Còn dự báo trong Báo cáo Kinh tế tháng 3-2016 của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia lại cho rằng, trong năm 2016, lãi suất sẽ tăng thêm khoảng 1 điểm % so với năm 2015 do lạm phát năm 2016 cao hơn năm 2015, nhu cầu tăng vốn huy động của hệ thống tổ chức tín dụng và nhu cầu tăng vốn huy động kỳ dài hạn nhằm đáp ứng những sửa đổi trong quy định của Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, lãi suất cho vay sẽ vẫn trong mức kiểm soát để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Mặc dù những dự báo có vẻ lạc quan nhưng với các DN, lãi suất cho vay hiện nay tại Việt Nam vẫn đang ở mức cao so với nhiều quốc gia trong khu vực. Thậm chí, nhiều DN còn ”than thở”, lãi suất cao nhưng không phải DN cứ muốn là vay được, phía các ngân hàng luôn đưa ra nhiều điều kiện trước khi đồng ý cho DN vay vốn.

Theo PGS.TS Đặng Ngọc Đức, Viện trưởng Viện Ngân hàng Tài chính (Đại học Kinh tế Quốc dân), lãi suất cũng phụ thuộc vào những quy luật của thị trường, trong giai đoạn hiện nay, lãi suất đang rất hợp lý, giúp DN thuận lợi trong tiếp cận vốn ngân hàng. Để giữ được lãi suất ổn định, bên cạnh những giải pháp từ chính sách điều hành kinh tế và chính sách tiền tệ của Nhà nước, trong giai đoạn tới, các ngân hàng cần giữ ổn định chi phí hoạt động, cải tiến quy trình, công nghệ, nâng cao thanh khoản... thì mặt bằng lãi suất sẽ bền vững hơn theo đúng mục tiêu mà NHNN đã đặt ra.

Về phía NHNN, ông Bùi Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) cho rằng, NHNN sẽ điều hành lãi suất liên ngân hàng ở mức phù hợp với tương quan lãi suất thị trường, tạo điều kiện ổn định mặt bằng lãi suất huy động và cho vay nhưng vẫn kiểm soát được lạm phát và không gây áp lực lên tỷ giá. Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp như vậy, mục tiêu ổn định và phấn đấu giảm nhẹ mặt bằng lãi suất trung và dài hạn trong năm 2016 là khả thi.

Tags:

相关文章