【lịch bóng đá v-league】Hàng hoá dịch vụ được thanh toán bằng ngân sách nhà nước có bị tính tiền chậm nộp?
Hộ kinh doanh có quy mô như thế nào sẽ phải thực hiện chế độ kế toán và kê khai thuế? | |
Luật Quản lý thuế 2019: Bình đẳng giữa cơ quan Thuế với người nộp thuế | |
Một số quy định mới về tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế và hải quan |
Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đã được Quốc hội thông qua ngày 13/6/2019. Ảnh Thùy Linh. |
Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đã được Quốc hội thông qua ngày 13/6/2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020. Nội dung của Luật có nhiều điểm mới quan trọng, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thuế, đặc biệt là trong công tác quản lý nợ thuế.
Luật này cũng quy định rõ hơn về việc không tính tiền chậm nộp đối với người nộp thuế cung ứng hàng hoá, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Theo đó, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đã quy định rõ đối tượng được xem xét không tính tiền chậm nộp bao gồm cả nhà thầu phụ được quy định trong hợp đồng ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán. Về số tiền thuế nợ là tổng số tiền thuế còn nợ ngân sách nhà nước của người nộp thuế nhưng không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán.
Nội dung này được quy định tại điểm a khoản 5 Điều 59 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.
Được biết, trước đây, từ ngày 1/1/2015, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế số 71/2014/QH13 có hiệu lực có quy định về việc trường hợp người nộp thuế cung ứng hàng hoá, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng chưa được thanh toán nên không nộp kịp thời các khoản thuế dẫn đến nợ thuế thì không phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế còn nợ.
Tuy nhiên, nội dung này chưa quy định rõ đối với trường hợp nhà thầu phụ được giao thực hiện một phần hợp đồng cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.