Đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ đã sụt giá tới mức kỷ lục hôm thứ 6,ácnềnkinhtếmớinổiđốimặtvớinguycơmấtgiáđồngtiềtỉ lệ kèo bóng đá yếu hơn đồng đô-la Mỹ 11%, mặc dù 1 ngày trước đó ngân hàng trung ương nước này đã bơm 3 tỷ USD nhằm nỗ lực cứu vớt sự rớt giá của đồng tiền này.
Đồng Lira được giao dịch ở 2,336 đổi một đô-la Mỹ - mức thấp kỷ lục, Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đang nỗ lực không tăng lãi suất trong tuần này, làm cho e ngại về thâm hụt tài khoản vãng lai gia tăng. Theo số liệu của Citigroup Inc, dự trữ ngoại hối của Thổ Nhĩ Kỳ là 33 tỷ USD - chỉ tương đương với 1,5 tháng nhập khẩu.
Chính Phủ Argentina hôm thứ 6 cũng đã phá giá đồng Peso bằng việc giảm những sự hỗ trợ trên thị trường ngoại hối, làm cho đồng tiền này giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 12 năm qua.
Các nhà đầu tư đang mất dần niềm tin vào các nền kinh tế đang phát triển thuộc top đầu, làm cho sự thất bại của thị trường tiền tệ ngày càng trở nên tồi tệ hơn kể từ khi Fed đưa ra những tín hiệu sẽ cắt giảm gói kích thích kinh tế.
Mặc dù Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc là động lực cho tăng trưởng toàn cầu từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các thị trường mới nổi hiện nay lại đang de dọa đến ổn định tài chính toàn cầu.
Các ngân hàng trung ương của một vài thị trường mới nổi cũng được cho là đã có biện pháp can thiệp để giữ giá đồng tiền của mình hôm thứ 6, bao gồm Ấn Độ và Malaysia.
Theo Eamon Aghdasi, một chiến lược gia của Societe Generale SA, New York cho biết, môi trường hiện tại rất “độc” đối với các thị trường mới nổi bởi 2 yếu tố: sự không chắc chắn về chính sách của Fed và lo ngại về tăng trưởng của Trung Quốc.
Một nhà phân tích các thị trường mới nổi của Danske Bank, Lars Christensen cho rằng, các ngân hàng trung ương sẽ có hành động để làm giảm đi việc bán tháo tiền tệ này. Tuy nhiên, dường như các nỗ lực của họ sẽ không đạt được kết quả làm ổn định tiền tệ. Phá giá tiền tệ có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng, nhưng hậu quả cũng sẽ rất nặng nề.
Suy giảm toàn cầu
Sự mất giá các đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi diến ra sau khi HSBC và Market Economics đưa ra một báo cáo cho thấy, sản xuất của Trung Quốc có thể sẽ suy giảm lần đầu tiên trong vòng 6 tháng qua dấy lên lo ngại rằng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này đang mất dần động lực. Giao dịch chứng khoán Châu Á, Châu Âu và Mỹ phiên cuối tuần đều suy giảm theo.
Trung Quốc đang đối mặt với khoản nợ 4.800 tỷ USD của “ngân hàng trong bóng tối”, dấy lên lo ngại về tăng tưởng của quốc gia này.
Điều tra về tham nhũng, bạo động đang làm cho niềm tin vào sự ổn định chính trị của các quốc gia đang phát triển ngày càng bị xói mòn.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã đưa ra dự đoán rằng, tăng trưởng tương đối của các nền kinh tế mới nổi so với các quốc gia phát triển sẽ thu hẹp lại đến mức thấp nhất trong năm nay kể từ năm 2001. Theo IMF, các quốc gia đang phát triển sẽ tăng trưởng 5,1% còn các quốc gia phát triển đạt tăng trưởng 2,2% cao hơn dự báo 2% trước đó.
Một chỉ số của Bloomberg tính toán rằng tiền tệ của 20 nền kinh tế mới nổi giảm 0,4% xuống 89,8 điểm hôm thứ 7, mức thấp nhất kể từ tháng 4/2009. Chỉ số này mất 9,7% trong vòng 12 tháng qua.
Tuy nhiên, theo Marcela Meirelles, một chuyên gia của TCW Group Inc, sự yếu đi của các đồng tiền này đã mang đến cơ hội mua cho nhà đầu tư khi mà các triển vọng tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế này vẫn lạc quan./.
Mai Linh (theo Bloomberg, Reuters)