COVID-19 đã gây ra sự sụt giảm trong tăng trưởng năng suất tại các quốc gia đang phát triển và những quốc gia tiên tiến ở châu Á. Xu hướng này càng trở nên trầm trọng hơn khi COVID-19 trở thành một đại dịch. Do đó,Độnglựccốtlõimanglạisựpháttriểnkinhtếvànângcaomứcsốudinese vs atalanta việc hạn chế những tổn thương kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng dài hạn trong giai đoạn hậu COVID-19 đã trở thành yêu cầu trong chính sách toàn cầu. Đổi mới sáng tạo luôn được xem là động lực cốt lõi mang lại sự phát triển kinh tế và nâng cao mức sống. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng dù đã có rất nhiều sáng chế cũng như đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển để thể hiện những nỗ lực trong sáng tạo đổi mới, nhưng tăng trưởng năng suất trong khu vực vẫn ở mức chậm, thậm chí thấp hơn so với giai đoạn trước dịch bệnh. Một yếu tố then chốt lý giải cho sự thiếu kết nối trên chính là sự tách rời giữa tăng trưởng năng suất, quá trình đổi mới sáng tạo và số hóa. Quá trình đổi mới nhanh chóng, đặc biệt là sự bùng nổ về quyền sở hữu trí tuệ có thể làm “đóng băng” công nghệ trong một số doanh nghiệp và khiến sự tách rời trên trở nên nghiêm trọng hơn. Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã có báo cáo khái quát về nghiên cứu quá trình đổi mới sáng tạo và số hóa có thể đẩy mạnh năng suất như thế nào tại các quốc gia đang phát triển và đã phát triển tại châu Á. Đồng thời, báo cáo cũng đề xuất cơ chế và chính sách cần thiết cho quá trình tăng trưởng nhờ đổi mới sáng tạo. Ảnh minh hoạ |