【trận hôm qua】Bất động sản vùng ven Hà Nội “dậy sóng”

“Cơn sốt” đang thực sự diễn ra

Dạo này,ấtđộngsảnvùngvenHàNộidậysótrận hôm qua cứ vào hai ngày cuối tuần, chị Thu Hà (50 tuổi, nhân viên văn phòng) lại cùng đồng nghiệp đi “khảo giá” thị trường nhà đất tại các huyện vùng ven Hà Nội. Các môi giới tại Gia Lâm, Đông Anh, Hoài Đức… gần như đã quen mặt chị. Dẫu vậy, chị Hà lại không phải là nhà đầu tưchuyên nghiệp và ý định “săn” đất cũng chỉ nổi lên mới đây.

“Tôi và chị em đồng nghiệp cùng đáo hạn sổ tiết kiệm vào cuối năm ngoái. Cầm số tiền lớn trên tay, chúng tôi cảm thấy rất lưỡng lự, vì không biết nên rót vốn vào đâu. Lãi suất tiền gửi bây giờ rất thấp, chỉ khoảng 4%/năm. Chứng khoánthì không ai biết chơi. Giá vàng lại tăng quá cao, ai cũng sợ rơi vào cảnh ‘bắt đỉnh’. Do đó, chúng tôi rủ nhau đi tìm mua nhà đất cho an toàn”, chị Hà bộc bạch.

Chia sẻ về lý do chọn mua bất động sảnvùng ven, một số thành viên trong nhóm bạn của chị Hà cho biết, giá nhà đất tại các khu vực ngoại thành tương đối dễ chịu. Chỉ cần có khoảng 2 tỷ đồng, người mua đã có thể sở hữu một mảnh đất rộng 60 m2, ô tôđỗ cửa, sổ đỏ chính chủ tại huyện Đông Anh.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, anh Lê Ngọc Anh (môi giới) cho biết, sự quan tâm của nhà đầu tư đang chuyển hướng từ phân khúc chung cư sang nhà phố, đất nền ngoại thành. Trong bối cảnh mặt bằng giá căn hộ đã bị đẩy lên quá cao, nhà đầu tư đang muốn tìm các sản phẩm có dư địa tăng giá tốt hơn.

“Bất động sản vùng ven sẽ còn nhiều nhịp tăng giá mới trong tương lai. Thậm chí, một số người bán đang có dấu hiệu chần chừ, muốn tiếp tục giữ đất để đợi giá tăng cao hơn”, anh Ngọc Anh cho hay.

Theo anh Nguyễn Tuấn Quang (nhà đầu tư), thị trường địa ốc đang chứng kiến đà bật tăng về số lượng giao dịch. Việc người dân thực sự bỏ tiền vào kênh bất động sản là minh chứng cho thấy, “cơn sốt” thực sự tồn tại. Tuy nhiên, một vấn đề khác cần chú ý hơn là tình trạng “ngáo giá”. Không ít thửa đất đang tăng giá “phi mã”, bất chấp hạ tầng xung quanh không có gì.

“Người mua cần tham khảo nhiều môi giới và dò hỏi giá các bất động sản khác trong khu vực để có cái nhìn tổng quan. Ngoài ra, nhà đầu tư cần giữ bình tĩnh và tiến hành thương lượng về giá, tránh bị thao túng bởi câu cửa miệng ‘mua nhanh kẻo hết’ của người bán. Đồng thời, người mua nên nhờ các cán bộ địa chính tiến hành đo đạc và tra cứu thông tin quy hoạch cẩn thận”, anh Quang chia sẻ.

Nhà đầu tư này cho biết thêm, “cơn sốt” hiện tại chỉ mang tính chất cục bộ. Theo đó, thị trường chỉ nhộn nhịp tại một số khu vực nhất định và đối tượng tham gia giao dịch cũng chỉ tập trung ở một nhóm khách hàng dư dả về tài chính. Hầu hết nhà đầu tư đang nhắm đến những bất động sản ở khu vực xung quanh vành đai 4, bao gồm Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín, hoặc những huyện chuẩn bị lên quận như Gia Lâm, Đông Anh.

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), trong quý I/2024, thị trường địa ốc ghi nhận 6.360 giao dịch, tăng 10% so với quý IV/2023 và tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Riêng phân khúc thấp tầng, đất nền có tới 2.500 giao dịch, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Góc nhìn từ người trong cuộc

Chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư, ông Trần Hoàng Lân, Trưởng Văn phòng công chứng Trần Hoàng Lân cho biết, lượng hồ sơ công chứng bất động sản đã tăng lên so với thời điểm cách đây gần một tháng. Hiện tại, số lượng hồ sơ có giảm, nhưng vẫn nhiều hơn so với thời điểm cuối năm ngoái.

“Dưới góc nhìn của tôi, 80% giao dịch trong thời ‘sốt đất’ là do các nhà đầu tư mua đi, bán lại với nhau. Với những khu vực vùng ven quá xa xôi, đâu là cơ sở để giá đất đi lên, trong khi nhu cầu ở thực gần như không có?”, ông Trần Hoàng Lân đặt vấn đề.

Theo ông Lê Xuân Nga, Tổng giám đốc BHS Property, những sản phẩm bất động sản có tính sử dụng lâu dài và tạo được dòng tiền từ việc cho thuê vẫn là lựa chọn “vàng” đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp. Cụ thể, phân khúc căn hộ chung cư luôn ghi nhận đà tăng giá trong suốt năm 2023 và sang cả năm nay. Khi sản phẩm đánh đúng vào nhu cầu ở thực của thị trường, thanh khoản luôn ở mức cao và giá bán hiếm khi “hạ nhiệt”.

Với các phân khúc khác, như nhà phố, đất nền, ông Nga có cách tiếp cận sản phẩm có phần khác biệt. Thay vì lựa chọn đầu tư tại ngoại thành Hà Nội, vị lãnh đạo của BHS Property tìm mua bất động sản ở khu vực trung tâm của các tỉnh lân cận.

“Mới đây, một doanh nghiệpđấu giá thành công dự ánở trung tâm TP. Thái Bình. Một lô đất có diện tích 75 m2, nằm ngoài mặt đường lớn, tọa lạc tại khu vực sầm uất nhất, giá chỉ 3 - 3,5 tỷ đồng. Với mảnh đất trên, bên mua khá dễ kiếm lời, bởi nhiều đơn vị sẵn sàng mua lại để kinh doanh nhờ lợi thế mặt tiền đẹp”, ông Nga phân tích.

Theo quan điểm của ông Nga, nhà đầu tư cần có những đánh giá dài hạn về môi trường sống, cũng như các tiện ích xung quanh bất động sản. Với các sản phẩm tại khu vực xa trung tâm, căn nhà hoặc thửa đất phải có diện tích lớn, mặt tiền đẹp, ngõ rộng, pháp lý chuẩn chỉnh. Như vậy, sự đánh đổi mới trở nên có giá trị và khả năng thanh khoản mới được bảo đảm.

Đồng quan điểm, nhà đầu tư Tuấn Quang cũng nhận định, vị trí là yếu tố tiên quyết khi chọn mua nhà đất vùng ven. Lấy ví dụ thực tế, anh Quang cho biết, huyện Văn Lâm là nơi có Vành đai 4 đi qua. Ngỡ rằng mọi bất động sản tại đây đều có thanh khoản tốt, nhưng thực tế không hẳn là vậy.

“Tôi đã chứng kiến trường hợp một căn nhà tại xã Lương Tài có diện tích 120 m2, giá 1,5 tỷ đồng, rao bán nửa năm vẫn chưa có khách mua. Nguyên nhân là ngõ trước nhà quá hẹp, chỉ khoảng 2,5 m”, anh Quang dẫn chứng.

World Cup
上一篇:Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
下一篇:Chủ tịch Hà Nội muốn biến bãi rác Nam Sơn thành công viên