【kq stoke city】Xung đột Ấn Độ

Cuộc đối đầu Ấn Độ - Trung Quốc không chỉ tồn tại trên thực địa,độtẤnĐộkq stoke city nó còn lan sang nhiều lĩnh vực khác.

Bản đồ các vị trí chiến lược trong tranh chấp Ấn - Trung tại Đông Ladakh. Ảnh: Republic world

Căng thẳng Ấn Độ - Trung Quốc tại khu vực biên giới hai nước bắt đầu bùng phát từ đầu tháng 5 năm nay với các vụ đụng độ giữa binh lính hai nước. Trong hơn 5 tuần kể từ đầu tháng 5, quân đội hai nước đã liên tục có nhiều vụ đụng độ ở Pangong Tso, thung lũng Galwan, Demchok và Daulat Beg ở khu vực Đông Ladakh. Đây là những cuộc đụng độ lớn đầu tiên dọc Đường kiểm soát thực tế (LAC) kể từ cuộc đối đầu 73 ngày tại Doklam năm 2017. Nguyên nhân xuất phát đụng độ lần này là do việc Trung Quốc phản đối Ấn Độ bắt đầu xây dựng một tuyến đường quan trọng ở khu vực hồ Pangong Tso. Hai bên đều cáo buộc nhau đưa binh lính xâm phạm biên giới trên thực tế của phía bên kia.

Vụ việc ngay lập tức đã thổi bùng lên những căng thẳng giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới. Không chỉ dừng lại ở những tuyên bố chỉ trích ngoại giao, Trung Quốc đã tiếp tục tăng cường lực lượng quân đội dọc LAC, đặc biệt trong khu vực nhìn ra thung lũng Galwan, Daulat Beg Oldi, Depsang, Chushul và những khu vực khác thuộc Đông Ladakh. Còn quân đội Ấn Độ đã tuyên bố tình trạng báo động gần mức chiến tranh dọc LAC, với việc lục quân sẵn sàng đối phó với bất cứ tình huống khẩn cấp nào.

Sau lần va chạm giữa hai bên từ năm 1962, thung lũng Galwan đã lại trở thành điểm nóng trên biên giới Ấn - Trung. Đơn giản bởi nó có giá trị chiến lược vào lúc này. Nắm được thung lũng, cả Trung Quốc và Ấn Độ sẽ sở hữu nguồn nước dồi dào, và là một điểm kiểm soát quan trọng kết nối Trung Quốc và Nam Á. Với Ấn Độ, giữ được điểm nóng này cũng có nghĩa họ sẽ giữ được an ninh cho cả Ladakh và Kashmir - hai miền đất xa xôi nhưng luôn tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn.

Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang lan sang nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là lĩnh vực pháp lý. Một chuyên gia nghiên cứu về biên giới tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc vừa tuyên bố nước này yêu sách với toàn bộ thung lũng Galwan - nơi hiện đang xảy ra tranh chấp với Ấn Độ. Đây là một bước ngoặt lớn trong tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với khu vực thuộc vùng lãnh thổ liên bang Ladakh của Ấn Độ. Đáp trả tuyên bố của PLA, Bộ Ngoại giao Ấn Độ gọi các yêu sách này là một cách cường điệu và không có cơ sở để biện minh.

Căng thẳng cũng kéo sang lĩnh vực kinh tế, nhưng theo các chuyên gia, khả năng hai bên để xung đột vượt ngoài tầm kiểm soát là không cao.

Theo hãng truyền thông Bloomberg, thị trường Trung Quốc chiếm hơn 5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ trong năm tài chính 2019-2020, trong khi hơn 14% hàng hóa nhập khẩu của Ấn Độ đến từ Trung Quốc. Các mặt hàng Ấn Độ nhập khẩu từ Trung Quốc rất đa dạng từ điện thoại thông minh, đồ gia dụng, phân bón, phụ tùng ô tô, sắt thép cho tới dược phẩm, hóa chất. Trung Quốc hiện là nước xuất khẩu lớn nhất vào Ấn Độ, trong khi Ấn Độ cũng là thị trường nhập khẩu lớn thứ bảy của Trung Quốc.

Với sự gắn kết chặt chẽ như vậy, bất kỳ đổ vỡ nào trong quan hệ kinh tế cũng sẽ dẫn tới thiệt hại lớn cho cả hai bên.

Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đang phải đối mặt với những khó khăn lớn trong nước, do tác động từ đại dịch Covid-19. Ấn Độ vẫn đang loay hoay ứng phó với số cas nhiễm mới liên tục tăng mạnh, trong khi Trung Quốc sau quãng thời gian dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa giờ lại đối mặt với ổ dịch mới ở ngay tại thủ đô Bắc Kinh. Nền kinh tế hai nước, vốn đã chịu tác động nặng nề từ các căng thẳng thương mại trong năm ngoái, giờ đây lại càng trở nên dễ tổn thương hơn do đại dịch. Do đó, một cuộc xung đột ở quy mô lớn là điều mà cả Bắc Kinh lẫn New Delhiđều cố hết sức tránh vào thời điểm này.

NGUYỄN TẤN tổng hợp

Cúp C1
上一篇:Tỷ lệ điều tra, làm rõ tội phạm ở Hậu Giang đạt trên 83%
下一篇:Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017