您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【tỷ số tối qua】Để karaoke không còn là nỗi ám ảnh

Nhận Định Bóng Đá8223人已围观

简介Đó là lý do để Sở Tài nguyên và M&oci ...

Đó là lý do để Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) gửi văn bản trình UBND TP. Hồ Chí Minh về việc xử lý vi phạm tiếng ồn (karaoke). Trong đó,ng ctỷ số tối qua sở này cũng kiến nghị Bộ TN&MT trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18-11-2016. Đáng chú ý là nội dung bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch UBND cấp xã đối với các hành vi vi phạm về tiếng ồn phát sinh gây ra từ sinh hoạt của người dân. Từ đó, đảm bảo tính kịp thời trong xử lý vi phạm.

Thời gian qua, vì tình nghĩa hàng xóm, láng giềng mà nhiều người đã phải bấm bụng im lặng khi tiếng ồn từ “karaoke kẹo kéo” gây ra, nhất là vào thời điểm giữa trưa hay đêm khuya... Những ai bị loa thùng kẹo kéo hay những dàn âm thanh gia đình thiếu thiết bị cách âm “tra tấn” mới hiểu cảm giác “sống trong sợ hãi” mỗi khi “ca sĩ vườn” cất tiếng hát.

Karaoke loa “kẹo kéo” đang gây ô nhiễm tiếng ồn, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của cộng đồng - Ảnh internet

Có biện pháp chấn chỉnh, chế tài đủ sức răn đe để đưa hoạt động này vào khuôn khổ là mong muốn thực sự cấp bách của rất nhiều người. Do đó, lập đường dây nóng về xử lý tiếng ồn tại UBND cấp quận, cấp xã là cần thiết. Ban điều hành khu phố theo đó sẽ kịp thời, chủ động xử lý, nhắc nhở khi có thông tin phản ảnh của người dân là “việc cần làm ngay”!

Sở TN&MT TP. Hồ Chí Minh cũng kiến nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng cho phép sử dụng phương tiện đo đạc tiếng ồn như phần mềm điện thoại di động (app) hoặc các phương tiện cầm tay hợp chuẩn do sở khoa học và công nghệ tỉnh, thành phố công bố.

Sở TN&MT TP. Hồ Chí Minh cho rằng, việc xử lý vi phạm về tiếng ồn được thực hiện theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP và Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 của Chính phủ. Tuy nhiên, một số quy định trong 2 nghị định này còn bất cập. Tại Nghị định số 155 quy định, việc đo đạc tiếng ồn phải được thực hiện bởi đơn vị có chức năng (được Bộ TN&MT cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường), không đề cập đến phương tiện đo đạc khác. Đồng thời, không giao chủ tịch UBND cấp xã được xử phạt hành vi này.

Trong khi đó, nguồn gây ồn như hát karaoke từ sinh hoạt của người dân phát sinh có thời điểm nhất định, tức thời. Cơ quan chức năng rất khó khăn trong việc phối hợp kiểm tra, đo đạc, xác định vi phạm. Người vi phạm cũng chủ động chấm dứt hành vi vi phạm khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xuất hiện.

Cùng với đó, Nghị định số 167 quy định mức phạt tiền từ 100-300 ngàn đồng chưa đủ sức răn đe. Nghị định này cũng chỉ giới hạn việc xử lý vi phạm trong khoảng thời gian từ 22 giờ hôm trước đến 6 giờ hôm sau, nếu vi phạm ngoài khung giờ thì không thể xử phạt.

Để nhanh chóng đưa luật vào cuộc sống, trước mắt, sở này đã kiến nghị UBND TP. Hồ Chí Minh giao Sở Khoa học và Công nghệ công bố các phần mềm điện thoại di động (app), hoặc có thể giới thiệu các phương tiện cầm tay đang lưu hành hợp chuẩn để trang bị cho các lực lượng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, nhất là cho ban điều hành khu phố, tổ dân phố thực hiện theo quy ước tổ dân phố. Cùng với đó, lập đường dây nóng xử lý karaoke "hung thần" tại UBND cấp quận, xã để người dân cùng thực hiện. Bởi, bất cập hiện nay còn ở chỗ, người dân phản ảnh về tiếng ồn, karaoke “hung thần” qua đường dây nóng của Sở TN&MT. Sau khi tiếp nhận thông tin, sở này phải kiểm tra, xác minh thông tin từ địa phương dẫn đến chậm trong công tác xử lý.

Tuy nhiên, giải pháp hữu hiệu nhất vẫn là nâng cao ý thức của người dân, đặc biệt đối với các hộ dân, cá nhân lạm dụng việc sử dụng loa kẹo kéo để hát hò, gây ồn. Công tác tuyên truyền, giáo dục phải gắn với vận động xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa.

Đã đến lúc không chỉ xem đây là vấn đề của TP. Hồ Chí Minh mà có thể xem xét ban hành quy định chung trong cả nước. Bởi thực tế thời gian qua, các vụ xô xát, thậm chí án liên quan đến karaoke không hề ít và cũng không khoanh vùng, cá biệt. Nghe tin Sở TN&MT TP. Hồ Chí Minh kiến nghị về vấn đề này, nhiều tỉnh, thành khác đã đồng tình lên tiếng cho thấy đây là vấn đề “nóng” đang được quan tâm.

Cả nước đâu đâu cũng “điên đầu” với karaoke phát ra từ loa kẹo kéo. Cực chẳng đã người dân mới phải kiến nghị. Bởi, người Việt vốn “trọng tình hơn trọng lý”, thường nghĩ đến việc “một điều nhịn, chín điều lành” mà im lặng trong ấm ức. Nếu việc xử phạt có hiệu lực thì sẽ áp dụng dễ dàng hơn. Từ đó cũng là giải pháp giúp người dân thở phào nhẹ nhõm vì những ức chế khó nói.

Tags:

相关文章