【tỷ lên kèo】Kho bạc Nhà nước phối hợp ngân hàng để tiết giảm chi phí cho khách hàng
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Ngọc Túc cho biết,ạcNhànướcphốihợpngânhàngđểtiếtgiảmchiphíchokháchhàtỷ lên kèo đến nay ngành Hải quan đã ký kết phối hợp thu với 17 ngân hàng, hiện số giao dịch thanh toán qua hình thức này chiếm 55,4%. Trong thời gian tới, ngành Hải quan rất cần sự hợp tác với KBNN, ngân hàng thương mại để thúc đẩy việc kết nối thanh toán các khoản thuế XNK, đặc biệt là khoản phí, lệ phí hải quan của DN nhanh nhất. Tổng cục Hải quan cam kết sẽ đôn đốc đội ngũ CBCC triển khai thực hiện công tác phối hợp; xây dựng dự thảo Thông tư quy định việc nộp thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác đối với hàng hóa XNK; xây dựng các quy trình thủ tục.
Cải cách hệ thống giao dịch
Tổng giám đốc KBNN Nguyễn Hồng Hà đã chỉ ra 5 lợi ích bước đầu của việc triển khai thực hiện Hệ thống TTSPĐT và phối hợp thu NSNN:
Thứ nhất, cải thiện chất lượng công tác kế toán, thanh toán của KBNN, các giao dịch thanh toán được điện tử hóa, sử dụng chữ ký số và thực hiện online, thay thế hoàn toàn phương thức thủ công giao nhận, xử lý và thanh toán bằng chứng từ giấy tại đơn vị KBNN cấp huyện với ngân hàng thương mại (NHTM) như trước đây. Thứ hai, tạo thuận lợi cho công tác tập trung các khoản thu NSNN được kịp thời, chính xác, đảm bảo quyền lợi của người nộp thuế. Các khoản chi NSNN sau khi được kiểm soát sẽ được thanh toán ngay lập tức theo từng giao dịch online, qua đó đáp ứng kịp thời nhu cầu chi của các cấp ngân sách và các đơn vị sử dụng ngân sách, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý quỹ NSNN. Thứ ba, góp phần quan trọng để xây dựng hệ thống tài khoản thanh toán tập trung của KBNN, tạo cơ sở để quản lý ngân quỹ tập trung tại Trung ương, nâng cao khả năng thanh khoản của toàn hệ thống KBNN, sử dụng ngân quỹ an toàn và hiệu quả. Thứ tư, giúp cho Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước dự báo được nhanh chóng các luồng tiền vào, ra của khu vực công để xác định các phương án điều hành chủ động, linh hoạt và có hiệu quả... Thứ năm, giảm đáng kể chi phí lao động xã hội cho cả KBNN và NHTM, tiết kiệm chi phí điều chuyển vốn giữa các đơn vị KBNN trong hệ thống, tăng tốc độ chu chuyển của đồng tiền, giảm lượng tiền mặt lưu thông ngoài xã hội.
Theo nhìn nhận của Phó Giám đốc KBNN TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Ngọc Hải, hiệu quả của việc triển khai hệ thống TTSPĐT tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy đây sẽ là bước tiến để hình thành Kho bạc điện tử trong tương lai. Với quy mô và đặc điểm kinh tế xã, hội của TP.Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - tài chính của cả nước, có số thu NSNN rất lớn, hàng năm đóng góp khoảng 1/3 tổng thu NSNN; với hơn 162.000 DN và gần 400.000 cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, 13 chi cục Hải quan cửa khẩu quản lý gần 2 triệu tờ khai thuế XNK/năm thì công việc vận động người nộp thuế đến giao dịch tại ngân hàng được KBNN ủy nhiệm thu NSNN thay cho việc nộp tiền mặt vào KBNN đã được KBNN TP. Hồ Chí Minh ưu tiên hàng đầu. Khi tham gia TTSPĐT, khách hàng được giảm bớt số liên chứng từ từ 4 liên còn 2 liên, giảm bớt số lượng chứng từ ký, thời gian ký, tiết kiệm chi phí mua giấy, mực, góp phần rút ngắn thời gian thanh toán, chính xác, an toàn và kịp thời đến người thụ hưởng.
Lực đẩy để tạo cạnh tranh giữa ngân hàng
Tổng giám đốc Ngân hàng VietinBank Lê Đức Thọ cho biết, VietinBank là một trong những ngân hàng đầu tiên được KBNN chọn triển khai thí điểm TTSPĐT (tháng 8-2013) và nay đã triển khai mở rộng trong cả nước. Đến nay, đã có gần 3 triệu giao dịch, với doanh số trên 800.000 tỷ đồng qua VietinBank; trung bình gần 12.000 giao dịch, với khoảng 3.000 tỷ đồng/ngày. Trong đó, thực hiện thu NSNN từ đầu năm 2014 đến nay đạt trên 2,1 triệu giao dịch, với số thu gần 200.000 tỷ đồng.
Tổng giám đốc VietinBank cũng chỉ ra việc phối hợp thu NSNN với Kho bạc là cơ hội để các NHTM tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng, quảng bá thương hiệu, trên cơ sở đó sẽ bán chéo các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến khách hàng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, cũng là thách thức bắt buộc các ngân hàng tiếp tục nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ khách hàng tốt hơn để tạo lợi thế cạnh tranh trong công tác thanh toán.
Còn theo Phó Tổng giám đốc ngân hàng BIDV Quách Hùng Việt, để nâng cao hiệu quả triển khai hệ thống TTSPĐT và phối hợp thu NSNN thì KBNN và cơ quan Thuế cần tiếp tục nâng cấp cơ sở dữ liệu chung, thống nhất và chuẩn hoá về quy trình, hệ thống kết nối, các thông tin truyền nhận... giữa các đơn vị này với NHTM. Cho phép các NHTM được truy cập vào cơ sở dữ liệu chung trong phạm vi dịch vụ thanh toán và dịch vụ thu hộ của mình...
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Truy tìm tài xế ô tô tải đâm tử vong người đi bộ trên cao tốc rồi bỏ chạy
- ·Khai mạc giao lưu thanh niên Việt Nam
- ·Thắng lợi kép của ngành tài chính trong năm 2015
- ·Các Bộ trưởng báo cáo việc thực hiện lời hứa trước Quốc hội
- ·Tấn công mạng có thể tiếp diễn, website VN cần chủ động
- ·Khai trương điểm bán hàng “Tự hào hàng Việt”
- ·Nhộn nhịp mùa nhãn ở Thanh Lương
- ·Sắc màu tuổi thơ
- ·Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
- ·Màu áo xanh đồng hành cùng sĩ tử
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Đầu tuần có mưa, rồi hửng nắng tăng nhiệt
- ·Tìm hiểu về Hiệp định TPP
- ·Mì tăng giá
- ·Sản xuất công nghiệp 5 tháng tăng 4,2%
- ·Đề xuất giáo viên dạy thực hành lái xe chỉ cần tốt nghiệp cấp 3
- ·Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020: Dần hình thành xã hội học tập
- ·Quy hoạch chức danh tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
- ·Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 42,8% dự toán năm
- ·Điều tra nhóm mô tô phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- ·Khó kiểm soát việc đi lại của công nhân ngoài công ty