【monaco – brest】Thomas Billhardt “Tái ngộ với Việt Nam”
');this.closest('table').remove();"> |
Triển lãm là một trong những hoạt động thể hiện sự kết nối Đông - Tây của Điểm gặp liên văn hoá |
Đây là hoạt động do Viện Goethe Hà Nội, Điểm gặp liên văn hóa cùng Camera Work tổ chức.
Triển lãm giới thiệu hơn 50 bức ảnh màu, đen trắng được nghệ sĩ Thomas Billhardt chụp bằng máy phim tại Việt Nam trong những năm 1962 - 1999, bao gồm cả những bức ảnh chưa từng được triển lãm ở Việt Nam trước đây. Qua đó, mang đến cho người xem những cảm xúc, suy ngẫm về chiến tranh, hoà bình, đặc biệt là hình ảnh những chiếc hầm trú tránh bom thời chiến.
Trong triển lãm này, nghệ sĩ nhiếp ảnh Thomas Billhardt cũng giới thiệu đến người xem một số bức ảnh chụp chùa Thiên Mụ và một số lăng tẩm tại Huế.
');this.closest('table').remove();"> |
Những bức ảnh thời chiến gợi cho người xem nhiều cảm xúc, suy ngẫm |
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Thomas Billhardt sinh năm 1937 tại Chemnitz, Đức. Ông được công nhận là một trong những nhiếp ảnh gia tài liệu nổi bật nhất của thời Cộng hòa dân chủ Đức và là một trong những phóng viên ảnh đầu tiên ghi lại sự tàn khốc của chiến tranh Việt Nam bằng máy ảnh. Những bức ảnh của ông đã góp phần quan trọng trong việc cho thế giới thấy rõ sự khủng khiếp của chiến tranh Việt Nam (giai đoạn 1965-1975), đặc biệt là trên khuôn mặt của những đứa trẻ mà ông đã chụp.
Thomas Billhardt đến Hà Nội lần đầu tiên vào năm 1967. Trong những năm tháng khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ tại Việt Nam, bom đạn rải khắp chiến trường từ Bắc vào Nam, Thomas Billhardt đã thực hiện 7 chuyến tới Việt Nam và nhiều lần sau đó. Những bức ảnh chụp trong giai đoạn này đã được xuất bản trên nhiều tạp chí ảnh như: “Những phi công mặc pyjama” (1968), “Khao khát hòa bình: Việt Nam” (1973), “Hà Nội - Những ngày trước hòa bình” (1973) và “Những gương mặt Việt Nam” (1978).