Hơn 1 tỷ người trên thế giới sẽ được phủ sóng 5G vào cuối năm 2020Dự báo đến năm 2026,ơntỷngườitrênthếgiớisẽđượcphủsóngGvàocuốinăsố liệu thống kê về villarreal gặp las palmas số lượng thuê bao 5G đạt 3,5 tỷ, chiếm 50% lưu lượng dữ liệu, theo báo cáo của công ty viễn thông Ericsson.Báo cáo Di động mới đây của công ty viễn thông Ericsson chỉ ra, tốc độ tăng trưởng thuê bao và tốc độ mở rộng vùng phủ 5G hiện tại khẳng định đây là thế hệ công nghệ kết nối di động được triển khai nhanh nhất từ trước đến nay. Theo ước tính của Ericsson, đến cuối năm 2020, hơn 1 tỷ người, tương đương 15% dân số thế giới sẽ được phủ sóng 5G. Dự kiến toàn thế giới sẽ có 220 triệu thuê bao 5G. Đến năm 2026, 60% dân số thế giới sẽ được phủ sóng 5G. Số lượng thuê bao 5G dự kiến đạt 3,5 tỷ, chiếm 50% lưu lượng dữ liệu. Cũng trong năm này, dự kiến 5G sẽ là công nghệ phổ biến thứ hai tại Đông Nam Á và châu Đại dương, chỉ sau LTE, với hơn 380 triệu thuê bao, chiếm 32% tổng số thuê bao di động. Tại Đông Nam Á và châu Đại dương, lưu lượng dữ liệu di động tiếp tục tăng ổn định với tốc độ hàng năm đạt 33% trong giai đoạn dự báo. Khu vực Bắc Mỹ dự kiến sẽ kết thúc năm 2020 với khoảng 4% người sử dụng thuê bao 5G. Đến năm 2026, Ericsson dự báo 80% thuê bao di động ở Bắc Mỹ sẽ là 5G, mức cao nhất so với bất kỳ khu vực nào trên thế giới. Fredrik Jejdling, Phó chủ tịch điều hành kiêm giám đốc mạng của công ty Ericsson, cho rằng đại dịch Covid-19 đã chỉ rõ tầm quan trọng của kết nối và là chất xúc tác đẩy nhanh tiến trình thay đổi số hóa. 5G đang chuyển sang giai đoạn tiếp theo, và các nhà cung cấp dịch vụ vẫn tiếp tục triển khai nền tảng công nghệ này. "Mạng di động là một cơ sở hạ tầng quan trọng trong của cuộc sống hàng ngày và 5G sẽ là chìa khóa cho sự thịnh vượng về kinh tế trong tương lai", ông Fredrik Jejdling chia sẻ. Báo cáo của Ericsson còn chỉ ra lý do thành công của 5G không chỉ giới hạn ở phạm vi phủ sóng hoặc số lượng thuê bao. Giá trị của mạng 5Gđược xác định bởi các phương án sử dụng và ứng dụng mới đang từng bước hình thành. Mạng 5G sẽ hỗ trợ các công nghệ IoTthiết yếu, được sử dụng trong cho các ứng dụng có yêu cầu chặt chẽ về thời gian cung cấp dữ liệu. Nhờ đó, các mạng 5G chuyên dụng có thể tạo ra dịch vụ cùng yêu cầu chặt chẽ về thời gian cho người dùng, doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Song song với đó, trò chơi điện tử trên nền tảng đám mây là một loại hình ứng dụng mới nổi khác. Sự kết hợp củamạng 5Gvà công nghệ tính toán tiên tiến cho phép tạo ra dịch vụ phát trực tuyến trò chơi trên smartphone với chất lượng trải nghiệm ngang bằng với máy tính hoặc máy chơi điện tử. Điều này khiến các trò chơi trở nên cuốn hút và sáng tạo hơn khi chơi trên thiết bị di động. Ngoài ra, báo cáo cũng cho thấy tỷ lệ sử dụng chức năng 5G New Radio (NR) đang tăng lên, với hơn 150 mẫu thiết bị được tung ra thị trường. Đề cập đến mảng khai thác tiềm năng công nghệ 5Gcho người tiêu dùng mới ở Đông Nam Á và châu Đại Dương, Ericsson ConsumerLab dự đoán rằng đến năm 2030, các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông (CSP) có thể thu được 297 tỷ USD từ người tiêu dùng sử dụng 5G. Tại Việt Nam, nhà mạng thị phần lớn nhất là Viettel vừa triển khai kinh doanh thử nghiệm 5G ở Hà Nội. MobiFone cũng cho biết bắt đầu thử nghiệm tốc độ dịch vụ 5G tại TPHCM. Trong khi đó, Tập đoàn VNPT chính thức phát sóng thử nghiệm thương mại 5G tại Hà Nội và TP HCM. |