【coi lại bóng đá】Năm 2024, quy mô thị trường bán lẻ sẽ vượt mốc 25 tỷ USD

 人参与 | 时间:2025-01-10 15:40:00
Nâng cao nhận thức về quyền lợi người tiêu dùng và thương mại điện tử
Xuất khẩu trực tuyến: Tăng trưởng cao,ămquymôthịtrườngbánlẻsẽvượtmốctỷcoi lại bóng đá tiềm năng lớn

Đây là khẳng định của bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương nêu lên tại Hội thảo Phát triển kinh tế số ngành Công thương, với chủ đề “Thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử và chuyển đổi số trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ”, diễn ra chiều ngày 25/12 tại Hà Nội.

Năm 2024, quy mô thị trường bán lẻ sẽ vượt mốc 25 tỷ USD
Bà Lại Việt Anh phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hải Anh
Theo số liệu khảo sát, trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến tới 4 lần/ tháng. Với thị trường gần 100 triệu dân, chiếm 1,23% dân số thế giới, lại nằm cạnh các thị trường lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN… cho thấy tiềm năng phát triển thương mại điện tử của Việt Nam còn rất lớn.

Theo bà Lại Việt Anh, những năm qua, thương mại điện tử tại Việt Nam đã khẳng định được vai trò tiên phong trong nền kinh tế số. Mặc dù kinh tế toàn cầu và khu vực vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức song thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18 - 25% mỗi năm. Năm 2023, thương mại điện tử Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng 25%, với quy mô doanh thu B2C đạt 20,5 tỷ USD. Năm 2024, thương mại điện tử Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng 20%, với quy mô doanh thu B2C (doanh nghiệp tới người tiêu dùng) vượt mốc 20,5 tỷ USD. Với kết quả khả quan nêu trên, dự báo, năm 2024, quy mô thị trường bán lẻ sẽ vượt mốc 25 tỷ USD.

Năm 2024, quy mô thị trường bán lẻ sẽ vượt mốc 25 tỷ USD
Aglobal tư vấn bán hàng thông qua thương mại điện tử tại một sự kiện do Bộ Công thương tổ chức trong năm 2024. Ảnh: Hải Anh

Một điểm đáng chú ý hiện nay được các nhà hoạch định chính sách đến từ Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông ghi nhận là hoạt động bán buôn, bán lẻ vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, hỗ trợ sự lưu thông hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng, tạo công ăn việc làm cho người lao động và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Theo thống kê, Việt Nam hiện có 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa, 9.000 chợ truyền thống, 54.008 doanh nghiệp bán lẻ và 208.995 doanh nghiệp bán buôn. Trong số này, các cửa hàng tạp hóa, chợ truyền thống và doanh nghiệp bán lẻ đang chiếm 3,91% doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh và 3,19% tổng số lao động; còn doanh thu của 208.995 doanh nghiệp bán buôn chiếm khoảng 27,60% và khoảng 8,76% tổng số lao động hoạt động trong lĩnh vực bán buôn.

Điều này cho thấy tầm quan trọng của bán buôn, bán lẻ trong phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người lao động. Do đó, việc hỗ trợ chuyển đổi số bán buôn và bán lẻ không thể chậm trễ và cần được đẩy mạnh theo hướng đưa toàn bộ hoạt động bán buôn, các doanh nghiệp, tạp hóa, cửa hàng bán lẻ từ môi trường thực lên môi trường số để tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh số khác nhau, mang lại giá trị, hiệu quả cao hơn.

Cùng chia sẻ về vấn đề này, tại hội thảo, các nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số có chung nhận định, chuyển đổi số trong ngành bán lẻ đang làm thay đổi nhanh chóng cách người tiêu dùng tham gia mua sắm. Mua hàng online, thanh toán online và kinh doanh mặt hàng thiết yếu trên môi trường điện tử đã dần trở thành tác vụ quen thuộc trong cuộc sống hiện đại./.

Tại hội thảo các nhà hoạch định chính sách, cung cấp dịch vụ đã chia các giải pháp, định hướng triển khai chuyển đổi số hỗ trợ bán buôn bán lẻ tại các tỉnh thành phố trong năm 2025; giới thiệu chương trình hợp tác triển khai thúc đẩy chuyển đổi số bán buôn, bán lẻ với Bộ Thông tin và Truyền thông; giới thiệu một số giải pháp công nghệ tiêu biểu hỗ trợ bán buôn, bán lẻ.
顶: 7431踩: 74