Hàng loạt điểm vướng
Kiểm tra hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư 09/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nội dung kiểm tra tổ chức kinh tế, dự án có vốn đầu tư nước ngoài gồm: Tiến độ góp vốn điều lệ, vốn đầu tư; tình hình góp vốn pháp định (đối với ngành có quy định vốn pháp định); tổng vốn đầu tư thực tế so với tổng vốn đầu tư đăng ký; Tiến độ triển khai dự án; việc thực hiện các mục tiêu đầu tư của dự án; việc thực hiện và chuyển giao công nghệ theo cam kết của dự án (nội dung công nghệ, hiệu quả chuyển giao công nghệ, việc lắp đặt máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ của dự án đầu tư); việc thực hiện các cam kết và đáp ứng điều kiện đầu tư, đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư của nhà đầu tư khi dự án đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước (thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, thuê mặt nước...); việc thực hiện các quy định pháp luật về lao động; thỏa ước lao động tập thể, xây dựng thang bảng lương; đăng ký nội quy lao động với cơ quan có thẩm quyền; việc thực hiện các chế độ, chính sách về hợp đồng lao động, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội và các loại bảo hiểm khác như: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn,... đối với người lao động; việc thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý chuyên gia, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; việc thực hiện các quy định về xuất nhập cảnh, tạm trú, tạm vắng cho người lao động trong và ngoài nước. Đồng thời kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về: Đất đai, thuê đất, sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất; tài nguyên khoáng sản; bảo vệ môi trường; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài… X.T |
Theo ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Suốt thời gian qua, mặc dù có nhiều cố gắng song nguyên nhân khiến tiến độ của một số địa phương, doanh nghiệp chậm so với yêu cầu đặt ra là bởi quá trình triển khai Nghị định 118 gặp không ít khó khăn. Việc sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp liên quan đến đất đai, lao động và tài sản trên đất, nhất là việc khoán đất, khoán rừng và vườn cây ổn định, khi xây dựng đề án cần phải thống nhất với địa phương nên cần có thời gian để thực hiện và đảm bảo chất lượng của đề án cũng như phương án. Tại một số địa phương, DN mới được bàn giao, thay đổi đầu mối quản lý hoặc là đối tượng đang bị thanh, kiểm tra nên việc thực hiện sắp xếp các DN này cũng cần nhiều thời gian hơn.
Bên cạnh đó, khó khăn còn đến từ việc lựa chọn mô hình mới, nhất là về tiêu chí để lựa chọn đối tác trong mô hình công ty TNHH hai thành viên trở lên. Tiêu chí cho công ty nông, lâm nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh ở địa bàn chiến lược, vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa gắn với nhiệm vụ quốc phòng an ninh không có. Do đó, các DN này vừa hoạt động sản xuất kinh doanh vừa phải thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh trên địa bàn. Ngoài ra, hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên, dẫn tới tình trạng tại các địa phương có công ty nông, lâm nghiệp được sắp xếp theo mô hình này gặp nhiều vướng mắc.
“Đặc biệt, quy định của Nghị định 118 không có hình thức phá sản công ty nông, lâm nghiệp. Hiện nay, một số công ty phải giải thể đủ điều kiện phá sản nhưng không thực hiện được khiến địa phương rất khó xử lý vì các khoản công nợ của các công ty này lớn, chủ sở hữu không có khả năng giải quyết. Nếu thực hiện giải thể cần có cơ chế xử lý nợ để giảm gánh nặng cho địa phương, nhất là các tỉnh nghèo vẫn phải dùng ngân sách hỗ trợ của Trung ương”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Ngoài các vấn đề trên, chi phí cổ phần hóa cũng là một trong những điểm vướng đáng kể trong quá trình sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp. Ông Tuấn lý giải: Trong quá trình thực hiện cổ phần hóa tại một số đơn vị do tính chất đặc thù phải kiểm đếm vườn cây, rừng trồng nên chi phí cổ phần hóa cao hơn so với quy định tại Thông tư 196/2011/TT-BCT của Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa và Nghị định 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc chuyển DN 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần. Tuy nhiên hiện nay không có quy định cho phép sử dụng tiền thu từ bán cổ phần để thực hiện cũng là điều đẩy nhiều địa phương vào tình trạng khó khăn về kinh phí để kiểm đếm vườn cây, rừng trồng.
Đề nghị thêm hình thức sáp nhập
Để tạo thuận lợi hơn cho việc sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép bổ sung thêm hình thức sáp nhập, hợp nhất các công ty nông, lâm nghiệp trên cùng địa bàn cùng chủ sở hữu nhằm nâng cao hơn giá trị DN. Điều này xuất phát từ thực tế, trong quá trình thực hiện sắp xếp, đổi mới, một số công ty hoạt động trên cùng địa bàn, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thua lỗ do những năm trước để lại vì lý do khách quan, nhưng các năm gần đây đã làm ăn có hiệu quả, quản lý được vườn cây, rừng trồng, có cơ sở chế biến nếu thực hiện sáp nhập. Việc này không chỉ phát huy được hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát huy được giá trị vườn cây, rừng trồng và cơ sở chế biến hiện có mà còn không gây xáo trộn về lao động, nhất là lao động nhận khoán.
“Một số công ty thực hiện thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên, hiện nay tại một số địa phương tuy có một đối tác góp vốn nhưng lại góp vào hai đơn vị trên cùng địa bàn (huyện). Vì vậy, để thuận lợi hơn trong việc triển khai các dự án đầu tư của pháp nhân mới nên cho sáp nhập các đơn vị trên cùng địa bàn trước khi góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn”, ông Tuấn cho biết thêm.
Theo Bộ NN&PTNT, hiện nay việc thực hiện phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng còn nhiều vướng mắc, khó khăn. Điển hình như việc lựa chọn đối tác góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên; xác định giá trị vườn cây, rừng trồng; chuyển nợ sang cổ phần; sử dụng tiền bán cổ phần để chi phí tiền kiểm đếm vườn cây, rừng trồng; cho phép sử dụng kết quả rà soát hiện trạng đất đai hiện có để xây dựng phương án sắp xếp, đổi mới;… Do đó, Bộ NN&PTNT cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành liên quan hướng dẫn cụ thể để tháo gỡ các vướng mắc nêu trên.