Theạotrangbánhànggiảmạochiếmđoạttiềncủangườitiêudùkết quả honduraso thống kê của Bộ Công Thương, doanh thu thương mại điện tử Việt Nam năm 2021 đạt 13,7 tỷ USD, thuộc nhóm 3 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thị phần bán lẻ trực tuyến cao nhất Đông Nam Á. Dịch COVID-19 sau 2 năm qua đã thúc đẩy nhanh xu hướng mua sắm đa kênh. Tuy nhiên, cùng với đó, những hình thức gian lận, lừa đảo trên thương mại điện tử đã diễn ra với nhiều thủ đoạn mới, tinh vi như làm giả trang bán hàng, chiếm đoạt toàn bộ tiền mua hàng của người tiêu dùng. Từ 10 đến 20 triệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu đồng là giá trị những mặt hàng được một cửa hàng kinh doanh thời trang cao cấp bày bán. Theo đại diện của cửa hàng này, vừa qua fanpage của họ bị làm giả, nhiều khách hàng đã bị chiếm đoán toàn bộ tiền hàng. "Bắt đầu từ khoảng trước Tết Nguyên đán, chúng tôi nhận được phản ánh của khách hàng mua hàng là chuyển khoản cho chúng tôi nhưng không nhận được hàng. Sau khi chúng tôi hỏi khách hàng đó chuyển khoản qua đâu, nói chuyện qua đâu, mới phát hiện rằng có một fanpage giống của chúng tôi từ số lượng follow, hình ảnh khách hàng, kể cả những tư vấn về sản phẩm, chỉ khác là 2 số tài khoản bên đó cung cấp thì không phải là số tài khoản của chúng tôi", anh Phan Đức Linh - Quản lý cửa hàng thời trang cao cấp cho hay. Điểm đáng nói là khi chưa có biện pháp ngăn chặn, trang giả mạo này vẫn tiếp tục tồn tại và đang có thêm khoảng 10 khách hàng bị lừa mỗi ngày, tổng số tiền của khách hàng bị thiệt hại đã lên tới hàng tỷ đồng. Đại diện của một cửa hàng cho biết, vừa qua fanpage của họ bị làm giả, nhiều khách hàng đã bị chiếm đoán toàn bộ tiền hàng. |