Hiện nay nhiều doanh nghiệp có tình trạng gửi email liên tục,ậtgianóigìviệcCôngtyCùngMuaquotdộibomquotthưrásoi kèo bóng đá indonesia nhiều lần để chào mời sản phẩm dịch vụ hàng hóa đến khách hàng, gây phiền nhiễu cho khách hàng. Hành vi đó được phép không, thưa ông?
Ngày nay với sự bùng phát của công nghệ thông tin kéo theo thói quen sử dụng thử điện tử (email - từ chữ electronic mail) cho công việc hàng ngày của mình. Nếu bị gửi email chào mời sản phẩm, dịch vụ nhiều lần thì có thể xem là hành vi quấy rối khách hàng.
Giao diện của Công ty cổ phần Cùng Mua giới thiệu sản phẩm cho khách |
Theo khoản 2, Điều 10 Luật bảo vệ người tiêu dùng thì pháp luật cấm hành vi: quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hoá, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng.
Hiểu thế nào là quấy rối người tiêu dùng, thưa ông?
Khoản 4, Điều 3 Luật Bảo vệ người tiêu dùng nêu rõ: Quấy rối người tiêu dùng là hành vi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người tiêu dùng để giới thiệu về hàng hoá, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hoặc đề nghị giao kết hợp đồng trái với ý muốn của người tiêu dùng, gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng.
Do đó, cần chứng minh được việc gửi email này thể hiện việc giới thiệu hàng hóa nhưng là trái ý muốn người tiêu dùng. Do đó, trong nhiều trường hợp thì người tiêu dùng cần phản hồi lại thái độ của mình với phía gửi email rằng việc làm của họ là trái ý muốn của mình. Nếu họ tiếp tục gửi email thì điều đó thể hiện rõ ràng việc quấy rối khách hàng.
Có chế tài để xử lý trong trường hợp này?
Theo Điều 22 Nghị định 19/2012/NĐ-CP, nếu có các hành vi tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của NTD từ 02 lần trở lên; gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của NTD thì bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện vi phạm.
Việc bồi thường thiệt hại thì sao, thưa ông?
Về nguyên tắc, nếu các doanh nghiệp có hành vi có lỗi quấy rối khách hàng, mà lỗi đó gây ra thiệt hại (phải chứng minh được thiệt hại) có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Công ty cổ phần Cùng Mua tiếp tục quấy rối khách hàng Ngày 27/9, trao đổi với PV Chất lượng Việt Nam, anh Nguyễn Duy Phương cho biết, chiều qua anh tiếp tục nhận được thư rác của Công ty này gửi về hòm thư cá nhân của anh bất chấp việc anh đã làm đơn khiếu nại gửi cho Công ty. Trong email phản hồi của Công ty này gửi cho anh Phương ghi rằng: “Nếu bạn không muốn nhận Email quảng cáo của Cùng Mua thì bạn vui lòng làm theo các bước: Bạn vào Email quảng cáo của Cùng Mua bạn kéo xuống dưới cùng màn hình sẽ có dòng chữ: Bạn không muốn nhận quảng cáo của Cùng Mua thì click vào đây Bạn làm theo hướng dẫn thao tác giúp Cùng Mua nhé. Nếu có thắc mắc bạn vui lòng liện hệ HotLine 19006637 để Cùng Mua tư vấn thêm cho bạn”. Khách hàng bức xúc trước kiểu làm việc của Công ty cổ phần Cùng Mua Anh Phương bức xúc: Tôi chưa bao giờ đăng kí là thành viên của Công ty này thì cớ sao tôi lại phải đi thực hiện các thao tác nêu trên mà Công ty hướng dẫn. Công ty cổ phần Cùng Mua là người tự động gửi thư rác vào hòm thư của tôi thì tự Công ty phải ngắt việc gửi thư rác làm phiền tôi. “Nếu thực hiện các bước đó hóa ra tôi lại tự đi mua rắc rối về mình à. Đây là yêu cầu hết sức vô lí”, anh Phương nói. Thủ đoạn của Công ty cổ phần Cùng Mua Theo anh Phương, trong thư rác gửi cho mình, Công ty này giới thiệu rất nhiều sản phẩm khác nhau. Thư viết rất dài và rất…dai. Tuy nhiên dòng chữ “Bạn không muốn nhận quảng cáo của Cùng Mua thì click vào đây” lại rất nhỏ nếu không để ý sẽ không thể phát hiện ra. Bản thân anh Phương cũng không biết dòng chữ này nếu như không có sự phản hồi của Công ty lại. Trước đó, anh Nguyễn Duy Phương cho biết, thời gian qua anh liên tục nhận được thư rác (spam) giới thiệu các sản phẩm được bày bán của Công ty cổ phần Cùng Mua qua email cá nhân của mình. Anh Phương cho biết, anh sẽ làm rõ việc email cá nhân của anh do đâu mà Công ty này có được và vì sao Công ty dám khẳng định anh là thành viên đăng kí của Công ty dù từ trước đến nay anh chưa hề biết đến website của Công ty này. * Tên nhân vật trong bài viết đã được thay đổi |
Nguyễn Vũ (Còn nữa)