Các bến cảng của 6 DN này gồm: Công ty CP thương mại Duy Linh; cảng Hồng Bàng; nhà máy sửa chữa tàu biển Đông Đô; Công ty TNHH Lê Quốc; cảng Năng Lượng.
Ngày 7/8,ảiquankhônglàmthủtụcXNKởbếncảngtạiHảiPhòthứ hạng của raków częstochowa trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Nguyễn Kiên Giang cho biết, sở dĩ cơ quan Hải quan không làm thủ tục với các bến cảng nêu trên vì các bến cảng này không nằm trong danh mục bến cảng thuộc hệ thống cảng biển Việt Nam được Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 480/QĐ-BGTVT ngày 22/2/2017.
Liên quan đến vấn đề trên, theo Tổng cục Hải quan, Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn, quy định, địa bàn hoạt động hải quan gồm cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động XNK đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải quy hoạch, công bố theo quy định. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) bố trí lực lượng hải quan làm thủ tục cho phương tiện XNC, hàng hóa XNK theo quy định của pháp luật.
“Hải quan Hải Phòng sẽ tạo mọi thuận lợi trong việc kiểm tra, giám sát hàng hóa XNK, phương tiện vận tải XNC tại các bến cảng đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật Hàng hải, Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành”- đại diện Cục Hải quan Hải Phòng cho biết thêm.
Theo Quyết định 480/QĐ-BGTVT ngày 22/2/2017 của Bộ Giao thông vận tải, địa bàn Hải Phòng có tới 46 bến cảng nằm trong danh mục cảng biển Việt Nam là địa bàn có số lượng bến cảng lớn nhất thuộc danh mục cảng biển, nhiều hơn địa bàn đứng thứ 2 là TP.HCM 6 bến cảng (TP.HCM có 40 bến cảng) và hơn địa bàn đứng thứ 3 là Bà Rịa- Vũng Tàu 8 bến cảng.