【tỷ số youngboy】Bài 2: Công bố thông tin: Chế tài có, khó thực hiện

 人参与 | 时间:2025-01-27 02:22:11

cong bo

Nhiều DNNN chưa công bố thông tin theo quy định.

>> Bài 1: Chờ đột phá mới từ những điều... không mới

Đây là vấn đề được Chính phủ quan tâm đặc biệt trong thời gian qua,àiCôngbốthôngtinChếtàicókhóthựchiệtỷ số youngboy tuy nhiên, thông tin về DNNN hiện nay còn nhiều điều phải bàn.

Hạ cánh an toàn, xử lý kiểu gì?

Tháng 2/2017, Bộ Tài chính công bố một số DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước chưa gửi hoặc gửi không đúng hạn các báo cáo giám sát tài chính năm 2015 về Bộ Tài chính theo quy định. Việc công khai được thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 404/VPCP-ĐMDN ngày 16/01/2017. Đây là điều đáng mừng, thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong việc công khai, minh bạch hóa thông tin về DNNN.

Cùng với việc công khai thông tin, Thủ tướng Chính phủ cũng giao các bộ quản lý ngành xem xét, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân không gửi, gửi không đúng hạn các báo cáo về Bộ Tài chính. Tại Khoản 1 Điều 19 Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP của Chính phủ nêu rõ:

“Đối với viên chức quản lý doanh nghiệp: Chủ sở hữu thực hiện các hình thức kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc, quyết định mức lương và các lợi ích khác đối với viên chức quản lý doanh nghiệp nếu vi phạm các quy định: Không nộp, nộp không đầy đủ, không đúng hạn các báo cáo…”

Như vậy, quyết tâm có, chế tài cũng có những tưởng vấn đề này sẽ được làm triệt để, nhưng thực tế lại không như vậy. Đơn cử là trường hợp những viên chức quản lý doanh nghiệp đã ẵm tiền lương, thưởng xong, hạ cánh an toàn thì xử lý kiểu gì? Chẳng hạn, tại Tổng công ty cổ phần Sông Hồng thuộc Bộ Xây dựng – đơn vị bị Bộ Tài chính nêu tên không báo cáo giám sát năm 2015, ngày 29/7/2016, Đại hội đồng cổ đông đã ra Nghị quyết miễn nhiệm tổng giám đốc, người đại diện phần vốn nhà nước đối với ông Phạm Văn Nghĩa và thay vào đó là người mới. Nhưng nay, Bộ Tài chính mới công bố đơn vị không báo cáo và đề nghị bộ chủ quản xử lý kỷ luật. Trong lúc đó, mọi khoản lương, thù lao ông Nghĩa chắc chắn đã ẵm trọn trước ngày rời nhiệm sở, liệu có xử lý thu hồi được?

Đây là thực trạng khá phổ biến, bởi hiện nay, Chính phủ đang đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước. Hầu hết lãnh đạo các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa, thoái vốn xong đều trở về đơn vị chủ quản công tác. Cá biệt, có người về làm quản lý Vụ Quản lý doanh nghiệp. Do vậy, việc đề nghị chủ sở hữu xử lý kỷ luật có khi lại đề xuất chính họ xử lý họ! Còn việc xử lý “buộc thôi việc” không còn mấy ý nghĩa vì đằng nào doanh nghiệp cũng thoái vốn và họ sẽ thôi việc tại doanh nghiệp.

Con hư tại mẹ

Sau khi Bộ Tài chính công bố các doanh nghiệp không thực hiện báo cáo giám sát, Chính phủ đã giao chủ sở hữu thực hiện các hình thức kỷ luật đối với những “đứa con” hư này. Dư luận đang chờ những “ông bố, bà mẹ” công tâm nhưng thật bất ngờ, tháng 3/2017, Bộ Tài chính lại tiếp tục công bố 13 “ông bố, bà mẹ” cũng hư khi chính họ không thực hiện báo cáo kết quả giám sát tài chính DNNN 6 tháng đầu năm 2016. Trong số các chủ sở hữu không báo cáo này có 8 bộ, 22 ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 1 viện. Như vậy, việc chờ đợi sự quyết liệt, công tâm xử lý trách nhiệm của những người đứng đầu doanh nghiệp gần như không thể. Bởi ngay cả bản thân bộ, ngành, địa phương không gương mẫu sẽ không thể đứng ra kỷ luật doanh nghiệp trực thuộc.

Một điều đáng tiếc nữa là các quy định tại Nghị định 61 ngày 26/06/2013, thay thế bằng Nghị định 87 ngày 6/10/2015 về giám sát tài chính DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước lại không bắt buộc thời hạn cụ thể chủ sở hữu phải xử lý xong kỷ luật đối với viên chức quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước. Đặc biệt, Nghị định cũng không bắt buộc chủ sở hữu phải công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông báo về Bộ Tài chính về kết quả xử lý kỷ luật để tiếp tục giám sát và công bố thông tin, xem đây như một thông tin bắt buộc thuộc báo cáo giám sát. Do vậy, rất khó để biết các chủ sở hữu có xử lý kỷ luật hay không, hình thức thế nào, nặng hay nhẹ...

Thực tế là kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 61 năm 2013 đến nay chưa thấy cơ quan nào công bố các cá nhân bị xử lý kỷ luật vì lỗi “không báo cáo”. Và như vậy, rõ ràng mục tiêu công khai, minh bạch vẫn ở mức... nửa vời.

Sẽ đánh giá, xếp loại báo cáo tài chính các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

“Để các thông tin công khai thực sự minh bạch, chính xác, hiện Bộ Tài chính đang nghiên cứu để phối với các Hiệp hội, các Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) xây dựng cơ chế bình bầu, đánh giá, công nhận những bản BCTC của DNNN đảm bảo đúng thông lệ của thị trường. Dự kiến trong năm nay sẽ xây dựng cơ chế để đánh giá, xếp loại BCTC của các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Làm như vậy để các DNNN bình đẳng với các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) khác. Thời gian qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tiến hành xếp loại, đánh giá các DNNY có BCTC công khai, minh bạch theo đúng thông lệ thị trường. Trong khi DNNN có chủ sở hữu là toàn dân, tính đại chúng lớn hơn nhiều, vì vậy, khi DNNN gương mẫu, hệ thống thông tin, quản trị minh bạch sẽ được tăng cường hơn”.

Ông Đặng Quyết Tiến – Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính

Hà Minh

顶: 3踩: 615