Năm 2013 đã nối tiếp 2012,ờicủađầutưnôngnghiệtt ket qua bong da chứng kiến nhiều DN phá sản và đình trệ. DN kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt xuất nhập khẩu nông sản như nhóm ngành cà phê, tiêu, thủy sản, gỗ… cũng đều gặp khó khăn. Cá biệt, phần lớn các DN ngành cà phê đều hụt hơi đuối sức và những DN đầu ngành một thuở như Thái Hòa Tập đoàn, nay cũng đang phải tìm phương án xoay xở đối phó với các khoản nợ quá hạn và các tài sản thế chấp có nguy cơ bị ngân hàng phát mãi. Ăn nên làm ra Ngược lại, trên thị trường vẫn có nhiều DN ăn nên làm ra nhờ nông nghiệp. Trong danh sách 10 DNNVV (doanh thu dưới 1 tỉ USD) của VN vừa được Forbes Asia lựa chọn để vinh danh, có 3 DN nông nghiệp thuộc chuỗi quản lí của Cty CK SSI là Cty CP Giống Cây trồng trung ương (NSC), Cty CP Giống cây trồng miền Nam (SSC) và Cty CP Xuyên Thái Bình (PAN). 3 DN này, ngoại trừ đáp ứng những tiêu chí chung của Forbes Asia để được vinh danh như doanh thu từ 5 triệu USD đến 1 tỉ USD, lợi nhuận bình quân trên vốn chủ sở hữu (ROE) và biên lợi nhuận trước thuế lớn hơn 10%; tăng trưởng doanh thu dương và lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) phải dương trong năm tài chính vừa qua và 3 năm trở lại đây; nợ dưới 75% vốn chủ sở hữu và niêm yết ít nhất 1 năm, thì còn có đặc điểm khá thú vị như: Là ba DN mà SSI đầu tư với tỉ lệ sở hữu lớn, trong đó NSC và PAN đều do SSI nắm tỉ lệ sở hữu cổ phần chi phối với tư cách cổ đông lớn nhất. Ngoài ra, cũng phải nói thêm mặc dù được xếp vào DN nông nghiệp song thực tế PAN ở thuở ban đầu và trong nhiều năm qua không phát triển mạnh về nông nghiệp, và cũng không mấy khi được “điểm mặt chỉ tên”. Mãi đến năm 2013, với sự trở lại của ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT SSI trong vai trò Chủ tịch HĐQT PAN và với tuyên bố đầu tư mạnh vào nông nghiệp, PAN mới thực sự đi vào lĩnh vực này, thông qua biến Cty Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre thành Cty con và nâng tỉ lệ sở hữu lớn trong Cty liên kết là Thủy sản An Giang AgiFish. Ngoài ba Cty này, trong nhóm các Cty lọt danh sách của Forbes cũng phải kể đến Cty CP đường Ninh Hòa (NHS), là một Cty chuyên doanh sản xuất mía đường – với cái gốc cơ bản chính là cây mía công nghiệp, một loại cây trồng trên cạn phổ biến ở nhiều vùng quê Việt. Bản thân Đường Ninh Hòa cũng là một trong số ít DN có chính sách đầu tư vùng nguyên liệu trên diện tích rộng tại Khánh Hòa, Đăk Lăk và có chính sách nguyên liệu cụ thể hỗ trợ người nông dân trên vùng trồng, khuyến khích hỗ trợ các giống mía mới chất lượng cao. Do đó, phải nói Đường Ninh Hòa đã bổ sung vào danh mục ba Cty trong chuỗi quản lí của SSI, để VN chính thức có tới 4 DN thuộc nhóm ngành nông nghiệp/10 DN thuộc các nhóm ngành kinh doanh khác được Forbes vinh danh. Đây là một tín hiệu thực sự đáng lạc quan đối với DN kinh doanh nông nghiệp. Nền tảng cho đầu tư nông nghiệp công nghệ cao Có rất nhiều lí do để nói rằng năm 2013 đã mở ra nhiều cơ hội đầu tư cho DN kinh doanh nông nghiệp, đặc biệt nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, yếu tố căn bản là mặc dù khó khăn nhưng không thể không thừa nhận nông thủy sản vẫn là những lĩnh vực đưa VN hiện diện trên thị trường thế giới. Theo thống kê năm 2012, VN vẫn duy trì vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu hạt tiêu và điều, đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê và gạo, đứng thứ tư về xuất khẩu cao su và đứng thứ 5 về xuất khẩu thủy sản. Tiến sĩ Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện Chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho rằng điểm yếu của nông sản xuất khẩu VN là giá thấp hơn so với mức giá mức giá bình quân của thế giới và chủ yếu chưa qua chế biến, tức chúng ta chủ yếu vẫn còn xuất thô, giá trị gia tăng không cao. Điều đó khiến sản lượng xuất khẩu của VN lớn nhưng kim ngạch thu được vẫn thấp và mặt khác, ở những mặt hàng VN đang đứng top nhất, nhì thế giới, nông sản Việt vẫn được nhập khẩu như những mặt hàng phân khúc thấp. Điển hình là giá trị cà phê Robusta của VN thấp hơn nhiều so với giá trị cà phê Abrica của Brazil, hay giá gạo Việt thường thấp hơn so với giá gạo Thái Lan, giá tiêu VN thì thấp hơn so với giá tiêu Indonesia mặc dù sức ảnh hưởng của nông dân chuyên canh tiêu VN có thể khiến giá tiêu thế giới biến động… Nói như vậy để thấy với những vị trí của các mặt hàng nông nghiệp VN mà nhờ xuất thô đã đạt được, và trong khủng hoảng kinh tế thế giới những vị trí này vẫn chưa suy suyển, thì đó chính là nền tảng để nông sản VN đi lên, ở một tầm cấp mới, một phân khúc mới, với giá trị gia tăng nhiều hơn, khi nhà nông và nhà kinh doanh nông sản Việt biết liên kết, sử dụng ứng dụng công nghệ cao, hoàn thiện chuỗi cung ứng nông sản từ trồng trọt – thu mua – chế biến – phân phối, ra thị trường quốc tế. TPP và Nhật Bản Có cái nền cơ bản, mà cơ bản cái nền đó đã được xây dựng trong một chu kì kinh tế kéo dài tới 7 năm, ít nhất từ giai đoạn gia nhập WTO, ở chiều ngược lại, nếu không tận dụng được thời điểm, thì DN Việt sẽ lâm vào thế khó, và các DN các nước khác dễ dàng lấn lướt vượt qua trong tư thế sẵn sàng trở thành kho lương thực sự của thế giới. May mắn, VN đang nằm trong tầm ngắm của làn sóng đầu tư mới của thế giới, đặc biệt từ khối DN Nhật. Nói rằng đầu tư Nhật sẽ mang đến cơ hội đầu tư nông nghiệp, e cũng khó có cơ sở vì Nhật Bản xưa nay được biết là cường quốc công nghiệp và thực tế các mảng mà đầu tư FDI Nhật vào VN thời gian qua vẫn đẩy mạnh công nghiệp với mục tiêu tận dụng lợi thế gia công xuất khẩu. Song, thời gian gần đây, xu thế đầu tư đó đã thay đổi. Ông Masaki Yamashita - Giám đốc Bank of Tokyo - Mitsubishi UFJ chi nhánh TP HCM cho biết thời gian gần đây, số lượng DN Nhật đầu tư vào VN không ngừng tăng lên, nhưng tổng giá trị đầu tư lại giảm. Đó không phải là tín hiệu đáng lo mà nó cho thấy “thời” các DN lớn của Nhật đầu tư vào VN đã hoàn tất và nay là các DNNVV, các DN phụ trợ sẽ vào. Các DNNVV, DN phụ trợ của Nhật vốn nhỏ hơn, mức đầu tư ít hơn nhưng họ vẫn sở hữu công nghệ cao và đặc biệt có khả năng đặt vấn đề mua bán, hợp tác với chính các DN VN tốt hơn, thay vì chỉ vào đầu tư, thuê gia công xuất khẩu. Hơn nữa, Nhật Bản là một quốc gia có sức mua khổng lồ chỉ đứng sau Mỹ và Trung Quốc, nên sự đầu tư của Nhật vào VN có thể ví như một cơ hội để VN xuất khẩu ngược vào Nhật – tất nhiên không phải là xuất khẩu ôtô, điện thoại, tủ lạnh… mà phải là cái gì đất nước này cần: lương thực và hàng tiêu dùng. Việc VN tham gia TPP, Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương một lần nữa, tăng thêm sức hấp dẫn cho cơ hội này. Điều trùng hợp là năm 2013, cũng là năm VN – Nhật Bản kỉ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Hàng chục cuộc giao lưu, xúc tiến, hàng chục hội thảo và gặp gỡ đã, đang đưa DN Nhật – Việt tới gần với nhau. Ông Kondo Noburu - CEO Cty Brain Work Asia, đơn vị đã tổ chức 37 hội thảo đầu tư Châu Á cho biết tới đây Cty ông sẽ phối hợp cùng Cty Tư vấn VN tiếp tục giới thiệu một đoàn DN Nhật đi tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Cần Thơ. Theo ông Kondo Noburu, các DN Nhật đang có xu hướng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, các ngành công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực sản xuất và nhiều ngành dịch vụ khác. “Điều đáng nói là mục tiêu đầu tư không còn nghiêng về gia công xuất khẩu mà đang có khung hướng đầu tư vào các DN hiện hữu để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của thị trường”. Ông Hà Xuân Anh - Phó Chủ nhiệm CLB DN 2030, Chủ tịch HĐQT Cty May Sơn Việt cũng cho biết trong thời gian qua, hơn 400 hội viên của CLB đã chuẩn bị tâm thế cho cơ hội TPP và những dòng vốn mới. Điều quan trọng là thông qua những cơ hội giao lưu xúc tiến thương mại với các chính sách về kinh tế vĩ mô ở mỗi quốc gia đầu tư đang có nhiều thay đổi, các DN Việt đã bắt đầu ngồi xuống, tìm kiếm cơ hội sâu và dài hạn. “Đầu tư nông nghiệp chắc chắn sẽ là thế mạnh của DN Việt, khi chúng ta được chơi trước hết ngay trên sân nhà. Và một khi đã mở ra hội nhập cùng các DN quốc tế, khoan hãy lo rằng họ đến đây đầu tư và… giành đất của ta. Đó là tầm nhìn ngắn hạn. Còn nếu nhìn dài hạn hơn, cái ta cần và phải nỗ lực để học và có được, chính là công nghệ, là kỹ năng, chiến thuật quản trị, quản lí, cách thức quan hệ bạn hàng của các DN quốc tế, của bạn hàng Nhật Bản… Tất cả những điều đó đều cần xác định là công nghệ cao, ngoài những công nghệ cao thực sự, để đưa giá trị nông sản VN ra thế giới một cách xứng tầm!”.
|