发布时间:2025-01-10 16:00:24 来源:88Point 作者:Thể thao
15 năm qua,ướcchuyểnvềkhoahọccngnghệbảng xếp hạng vdqg hàn quốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Từ đó, hoạt động khoa học công nghệ không ngừng chuyển động, tiếp tục góp sức chung cho thành quả trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội tỉnh.
Mô hình trồng dưa hấu an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Vị Thủy.
Qua 15 năm thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh (Sở) đã triển khai nhiều đề tài, dự án làm nên tên tuổi cho nông sản Hậu Giang với 10 loại nông, thủy sản được bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa như: Khóm Cầu Đúc Hậu Giang, chanh không hạt Hậu Giang, quýt đường Long Trị, cá thát lát Hậu Giang...
Nổi bật là công tác triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu, mô hình thử nghiệm trực tiếp trên cánh đồng của nhà nông như sử dụng nấm xanh phòng trừ dịch hại trên lúa tại huyện Long Mỹ. Việc nghiên cứu, sản xuất nấm xanh Metarhizium Anisopliae trong điều kiện nông hộ để quản lý tổng hợp rầy nâu hại lúa đã tạo được phong trào ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp, lợi nhuận của mô hình sử dụng chế phẩm nấm xanh khoảng 1.719.000 đồng/ha ở vụ Đông xuân và khoảng 2.202.000 đồng/ha ở vụ Hè thu so với đối chứng của nông dân sử dụng thuốc hóa học. Qua hơn 4 năm triển khai, kết quả của dự án đã giúp cho nông dân ứng dụng tiết kiệm được 4-5 lần công phun xịt và chi phí mua thuốc hóa học phòng trừ sâu hại.
Mô hình gà tàu vàng sinh sản tại Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Hậu Giang.
Mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển cây khóm Queen sạch bệnh do ngành khoa học chuyển giao đã giúp chuyển đổi cánh đồng khóm năng suất thấp thành vùng chuyên canh khóm năng suất cao. Giờ đây, Hậu Giang đã có được vùng nguyên liệu Khóm Cầu Đúc Hậu Giang với 50ha đạt chuẩn VietGAP được phân bố tại huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh. Ngoài ra, khóm còn được chế biến đa dạng các sản phẩm như: mứt đông khóm; rượu vang khóm; bánh khóm; nước khóm cô đặc; khóm sấy; khóm đóng hộp; nước khóm chanh dây.
Dự án “Xây dựng và quản lý nhãn hiệu chứng nhận cá thát lát Hậu Giang” thực hiện năm 2012 đã giúp xác lập quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận cá thát lát Hậu Giang - dùng cho sản phẩm cá thát lát Hậu Giang. Cũng từ đó, ngành thủy sản của tỉnh cũng dần được chuyển dịch theo hướng tích cực, giúp hộ nuôi cá khấm khá hơn. Sản phẩm cá thát lát Hậu Giang từ đó đến nay lên ngôi mới, được cả nước ưa chuộng vì phẩm chất thịt ngon, thương hiệu uy tín và bán được giá cao. Hiện nay, cá thát lát Hậu Giang còn được vào Siêu thị Lotte, Co.opMart Thành phố Hồ Chí Minh và ra tận Hà Nội, đi vào các quán ăn lớn.
Mô hình sản xuất khóm Queen đạt tiêu chuẩn VietGAP tại xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh.
Trên cây ăn trái, các nghiên cứu khoa học đã áp dụng quy trình xử lý xoài cát Hòa Lộc ra hoa rải vụ. Kết quả của nghiên cứu còn xây dựng vùng sản xuất xoài đạt chuẩn VietGAP gần 22ha. Xoài Hậu Giang đủ điều kiện để thâm nhập vào các thị trường cao cấp, khó tính. Trên cây quýt đường Long Trị, nghiên cứu khoa học đã xây dựng được mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất và phẩm chất quýt đường ở huyện Phụng Hiệp. Năng suất quýt tăng 16,3%, giá bán tăng 10,2%. Mô hình sản xuất chanh không hạt đạt tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 17,2ha, trong đó có 13ha được công nhận tiêu chuẩn GlobalGAP ở huyện Châu Thành. Tổng doanh thu đem về sau khi trừ chi phí đạt trên 2 tỉ đồng/năm.
Trên rau màu, xây dựng thành công mô hình sản xuất dưa hấu VietGAP với diện tích 10ha ở huyện Vị Thủy. Sản phẩm dưa hấu đã có nhãn hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ, truy nguyên nguồn gốc dựa trên nhãn hiệu. Lợi nhuận của mô hình dưa hấu đạt tiêu chuẩn VietGAP bán được trung bình 70,5 triệu đồng/ha. Đồng thời qua mô hình, người dân ứng dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học vào sản xuất như màng phủ nông nghiệp, tưới thấm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn.
Còn ngành nghề chăn nuôi đã chọn lọc được giống gà tàu vàng có năng suất và chất lượng thịt cao với 500 con gà giống F1. Trên cơ sở đó, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh đã triển khai dự án “Duy trì, phát triển và xây dựng nhãn hiệu gà tàu vàng Hậu Giang” để nhân rộng mô hình nuôi gà tàu vàng, nâng cao giá trị sản phẩm cho người chăn nuôi trong tỉnh.
Ở lĩnh vực y tế, sau 2 năm ứng dụng phẫu thuật đục thể thủy tinh bằng phương pháp Phaco đã có 600 cas được mổ bằng phương pháp này. Hàng năm, có khoảng 50 bệnh nhân tái mù đục bao sau thứ phát, sau mổ đục thủy tinh thể, được điều trị bằng Laser YAG phục hồi thị lực.
Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh cũng nâng cao được chất lượng dạy và học. Qua các nghiên cứu, ứng dụng thiết lập thư viện quản lý dữ liệu phục vụ giảng dạy của các môn học ở trường. Giáo viên và học sinh có thể khai thác, sử dụng, cập nhật, trao đổi thông tin. Mô hình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT được thiết kế, xây dựng, đảm bảo nhu cầu và điều kiện thực tiễn. Mô hình được thực hiện thí điểm tại 2 trường THPT Lê Quý Đôn và Trường THPT Vị Thủy, giúp nâng cao năng lực đối phó với các tình huống trong cuộc sống, thanh niên biết cách chi phối và điều khiển cảm xúc, kiểm soát hành vi. Từ đó, học sinh hình thành nhận thức và giảm thiểu hành vi tiêu cực, cũng như tình trạng bạo lực học đường. Điều này có ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với việc phát triển con người cho tỉnh Hậu Giang.
Nghiên cứu trên lĩnh vực môi trường với chế phẩm Bio-Floc đã xử lý nước ao nuôi cá thát lát và cá rô đầu vuông bị ô nhiễm các chất độc; xây dựng 30 mô hình cầu tiêu tự hoại bằng vật liệu composite giúp cho các hộ nông thôn đặc biệt là các hộ sống ven sông không thể xây dựng các mô hình nhà tiêu tự hoại bằng bê tông có thêm lựa chọn mới, phù hợp với điều kiện sinh sống tại địa phương.
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Huỳnh Trường Vĩnh chia sẻ: Tiếp nối những thành quả đã đạt được, đồng thời phát huy những tiềm năng và lợi thế của tỉnh và để khoa học và công nghệ ngày càng phát triển, tới đây Sở tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ, tăng cường tiếp thu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đời sống. Từ đó, giúp các ngành, lĩnh vực liên quan kịp thời khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về nông nghiệp, thủy sản, chế biến, công nghiệp... Tỉnh cũng dần tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong ứng dụng khoa học và công nghệ góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội .
TRÚC LINH
相关文章
随便看看