【oberliga】Doanh nghiệp “hiến kế” kéo giảm chi phí logistics
Tối ưu hóa chi phí logistics cho doanh nghiệp tại Đồng Nai | |
Tháo điểm nghẽn chi phí logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long | |
Doanh nghiệp logistics phải tìm mọi cách để giảm chi phí |
Các doanh nghiệp hiến kế giảm chi phí logistics vùng ĐBSCL. Ảnh: DĐ |
Hình thành trung tâm logistics chuyên ngành
Vùng ĐBSCL hiện là khu vực có chi phí logistics cao nhất, chiếm đến 30% giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp cho rằng, để có thể cạnh tranh, chí phí này phải kéo giảm hơn một nửa. Nhiều doanh nghiệp đã hiến kế để thực hiện mục tiêu này.
Ông Phạm Tiến Hoài, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thực phẩm Hạnh Nguyên thông tin công ty ông có trên 10 năm đầu tư cho ngành chế biến nông sản, xuất qua 30 nước trên thế giới và nhận thấy, trong cấu thành giá thành một sản phẩm nông sản xuất khẩu có một chi phí cao, bất hợp lý, chiếm tới 30%, đó là chi phí tiếp vận. Chính vì thế cần hình thành và phát triển những trung tâm logistics chuyên cho ngành nông sản xuất khẩu. Để làm được điều này, chính quyền địa phương và Chính phủ cần có những chính sách ưu đãi đặc biệt riêng cho trung tâm logistics và điều quan trọng hơn để những trung tâm logistics này phát triển vượt bậc cần sự hỗ trợ, hợp tác và đồng lòng của 3 nhà: nhà nông, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu để đạt được mục tiêu cuối cùng là giảm chi phí logistics và tăng tính cạnh tranh cho nông sản vùng ĐBSCL.
Theo các doanh nghiệp, để nông sản vùng ĐBSCL có thể cạnh tranh được so với các nước trong khu vực và vươn tầm thế giới, bắt buộc phải hình thành các Trung tâm logistics chuyên cho nông sản. Mục tiêu của trung tâm là giảm được chi chi logistics từ 30% xuống còn 15% giá thành sản phẩm, tại những trung tâm này sẽ có tất cả các dịch vụ để phục vụ và hỗ trợ cho các loại nông sản từ khâu thu mua đến phân loại, lựa rửa, đóng gói, chiếu xạ tiệt trùng, bảo quản lạnh cho đến thông quan xuất khẩu. Và tại những trung tâm này sẽ giải quyết được các khó khăn của 3 nhà: nhà nông, nhà sản xuất và nhà nhập khẩu.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, 13 tỉnh ĐBSCL hiện chỉ có 1.461 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, chiếm khoảng 4,39% số lượng doanh nghiệp logistics của cả nước. Trong đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp rất hạn chế, chủ yếu là các doanh nghiệp nông nghiệp mà đặc biệt là doanh nghiệp thuỷ sản tự cung cấp hạ tầng logistics cho sản phẩm của mình. Điều này làm gia tăng chi phí cho các doanh nghiệp, giảm sức cạnh tranh của nông sản ĐBSCL nói riêng và nông sản Việt Nam nói chung.
Phát triển vận tải thủy
Theo ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI, với lợi thế sở hữu hệ thống kênh rạch vô cùng dày đặc, nhưng đặc trưng luồng lạch khác biệt giữa các địa phương nên nhìn chung khu vực ĐBSCL không hình thành được tuyến vận tải thủy nội địa có tải trọng riêng biệt. Các sà lan cũng không thể vận tải tối đa tải trọng cho phép do hạn chế chiều cao tĩnh không của những cây cầu phục vụ giao thông đường bộ, trọng tải sà lan chỉ ở mức từ 1.500 tấn đến 3.500 tấn. Phần lớn hàng hóa xuất nhập khẩu phải trung chuyển qua các cảng Cát Lái ở TPHCM và Cái Mép-Thị Vải của Bà Rịa-Vũng Tàu chuyển Tàu gây tốn nhiều thời gian và chi phí, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường.
Theo ông Trần Thanh Hải, Cục trưởng Cục XNK- Bộ Công Thương, thực tế diễn ra tại ĐBSCL còn cho thấy, phần lớn các dịch vụ logistics chỉ dừng lại ở từng hoạt động riêng lẻ chứ chưa có sự kết nối chặt chẽ với nhau giữa các phương thức vận tải nên thường gây ra chậm trễ, chi phí phát sinh cao. Các doanh nghiệp logistics hoạt động tại ĐBSCL mới chỉ dừng lại ở việc giao nhận vận tải, cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan, vận chuyển nội địa, gom hàng lẻ chứ chưa thể tích hợp, tổ chức và liên kết các hoạt động trong chuỗi logistics.
Từ thực tế này, ông Trần Thanh Hải đề xuất 5 giải pháp phát triển logistics vùng ĐBSCL. Trong đó, có giải pháp hoàn thiện đồng bộ kết cấu hạ tầng phục vụ logistics: Đẩy mạnh đầu tư, tận dụng lợi thế sẵn có của phương thức vận tải đường thủy; cải tạo, nâng cấp các luồng tàu biển chính trong khu vực; phát triển cảng biển cần gắn với các trung tâm sản xuất hàng hóa, kêu gọi đầu tư cảng ngoài khơi để đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu trực tiếp cho vùng.
Đứng ở góc độ doanh nghiệp logistics, đại diện Công ty Gemadept đưa ra đề xuất để đánh thức tiềm năng vận tải thủy, công ty đề xuất trong công tác quy hoạch mạng lưới đường thủy, cần tăng cường mở rộng thêm các tuyến thủy nội địa và xem xét điều chỉnh các tuyến đường thủy mới kết nối ĐBSCL với khu vực khu cảng trọng điểm Cái Mép và nước bạn Campuchia. Chỉ với một sự thay đổi nhỏ nhưng hợp lý, những giá trị thiết thực mang lại là vô cùng to lớn. Đó là hiệu quả có được từ việc tăng 1 lớp container được xếp tối đa (tăng 25%); các doanh nghiệp vận tải thủy có thể rút ngắn khoảng cách vận chuyển lên đến hàng trăm km, qua đó rút ngắn thời gian vận chuyển và giảm đáng kể chi phí nhiên liệu tiêu hao, đặc biệt khi giá nhiên liệu đang tăng chóng mặt như hiện nay.
Các doanh nghiệp cũng kiến nghị, cần nghiên cứu mở thêm tuyến giao thông thủy kết nối khu vực ĐBSCL với Campuchia và khu vực Cái Mép – Thị Vải sẽ tạo thuận lợi vô cùng to lớn cho việc xuất nhập các mặt hàng chủ lực của khu vực đến thẳng châu Âu và Hoa Kỳ, như: Thủy hải sản, nông sản… giảm tải cho khu vực TPHCM, phát huy vai trò của hệ thống cảng nước sâu. Bởi vì, hiện tại, tuyến luồng vận chuyển Việt Nam – Campuchia chủ yếu qua kênh Chợ Gạo. Tuy nhiên, vì đặc điểm tuyến luồng nhỏ nên tuyến hay bị tắc nghẽn, khó có thể đáp ứng mật độ khai thác dày đặc và xu hướng vận tải của khu vực ngày càng cao.
Về các nhà máy chiếu xạ bảo quản nông thủy sản, các doanh nghiệp đề xuất cơ quan quản lý cần có chính sách, cơ chế kêu gọi đầu tư thêm các nhà máy chiếu xạ đủ chuẩn để phá thế độc quyền của một số doanh nghiệp trên thị trường hiện nay, tránh tắc nghẽn, gián đoạn xuất khẩu hàng hóa. Trong khi chiếu xạ không chỉ bảo quản nông thủy sản, đây là điều kiện bắt buộc nếu muốn nâng cao giá trị sản phẩm, xuất khẩu đến các thị trường tiềm năng lớn nhưng có các yêu cầu nghiêm ngặt như Mỹ, Úc…
下一篇:37 triệu người dùng sẽ không thể truy cập Internet từ 1/1/2016
相关文章:
- ACB lên tiếng về thông tin lãnh đạo ngân hàng đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài
- Màn dạo đầu không như ý
- 150 phi công so tài, cùng du khách bay dù lượn ngắm vịnh Nha Trang từ trên cao
- 3 lưu ý khi ‘săn’ tour Phú Quốc giá rẻ
- 17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm
- Mối đe dọa mang tên “Triều Tiên” là có thật
- Hoạt động khoan dầu của Mỹ suy giảm đẩy giá dầu châu Á đi lên
- Máy bay Boeing 777 đâm trúng khinh khí cầu khi đang hạ cánh
- Ngày 4/1: Thép trong nước giữ nguyên giá bán, quặng sắt giảm nhẹ
- Sân bay Changi Singapore có đồ ăn ngon nhất thế giới ở ngay gần Việt Nam
相关推荐:
- Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt
- Đối thoại Shangri
- Phi công được giải cứu sau khi máy bay đâm vào cây
- Hòn đảo du lịch ở châu Âu ra 'luật lạ'
- Vụ chuyến bay giải cứu: Ông Nguyễn Anh Tuấn khai chạy án vì thương người
- [Infographics] Những nhiệm vụ chính của Ngân hàng dự trữ LB Mỹ
- Tiết lộ về cách Triều Tiên đạt được tiến bộ trong công nghệ hạt nhân
- Khách bị lừa mua tour du lịch chui lên 'đảo hoang', Hạ Long ra cảnh báo
- Chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy
- Ấn tượng 'Bay cao ước mơ tuổi thơ' tại Lễ hội diều huyện Xuyên Mộc
- Nhật Bản: Núi lửa Sakurajima phun trào, tạo cột khói bụi cao 3.400m
- Mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM
- Chuyên Gia AI
- Đội K73 tiếp tục quy tập được 13 bộ hài cốt liệt sĩ
- Vỡ hồ chứa gây thiệt hại hơn 500 triệu, chủ hồ chưa đền bù cho người dân
- Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
- Phát hiện hàng trăm vòng tròn bí ẩn Stonehenge giữa rừng Amazon
- Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh
- Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
- Nhận định, soi kèo U19 Thừa Thiên Huế vs U19 Quảng Nam, 13h15 ngày 7/1: Lịch sử gọi tên