【tỷ lệ nhà cái năm】Lời nói thật muộn màng về giá bất động sản Hà Nội

Cúp C1 2025-01-11 00:35:57 41227

Tại phiên họp trực tuyến của Chính phủ với các địa phương vào sáng 23/12,ờinóithậtmuộnmàngvềgiábấtđộngsảnHàNộtỷ lệ nhà cái năm ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, trong khi thị trường đóng băng mà các dự án nhà ở, bất động sản (BĐS) xung quanh Hà Nội không thấy giảm giá. Nhận xét nói trên của ông Thảo đi trúng vào suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của người có nhu cầu mua BĐS thực sự, cụ thể là những người thu nhập thấp trong đối tượng lao động, công nhân viên công chức.

Nhiều dự án bị kiện tụng kéo dài

Nhiều dự án bị người mua kiện tụng kéo dài. Ảnh minh họa

Theo nhận định của ông Thảo, các doanh nghiệp, chủ đầu tư BĐS cũng phải chấp nhận quy luật của thị trường thì mới mong qua được giai đoạn khó khăn. Các chính sách vừa qua, đặc biệt là chính sách về nhà ở xã hội dù sao cũng chỉ mang tính hỗ trợ. Các doanh nghiệp, chủ đầu tư BĐS cũng phải chấp nhận quy luật của thị trường. Khi thanh khoản kém thì buộc phải giảm giá, tăng khuyến mại, chiết khấu...

Thực tế trên thị trường cho thấy, từ các dự án nhà ở xã hội ra thị trường như tại số 30 Phạm Văn Đồng, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy; Dự án Khu đô thị mới Tây Mỗ, huyện Từ Liêm; Dự án Khu nhà ở thu nhập thấp tại ô đất có ký hiệu B4-CT1 và B5-CT2 thuộc Khu vực Bắc Cổ Nhuế - Chèm, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm; Dự án đầu tư xây dựng Tòa nhà SDU-143 Trần Phú (Hà Đông)... dù giá được cho là đã được định sẵn, không vượt quá mức 15 triệu đồng/m2 và giá đó là thấp nhưng có không ít thiệt thòi cho người mua nhà. Thậm chí, người mua đóng tiền từng đợt theo quy định của các chủ đầu tư nhưng cam kết về thời gian và sự chậm trễ khi triển khai các dự án nhà ở xã hội đó, người mua lại nắm "đằng lưỡi", còn nhà đầu tư nắm đằng chuôi.

Một trường hợp hi hữu cũng diễn ra, dù không phải diện của nhà ở xã hội do nhà nước triển khai, Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 Lai Châu được cho là đi tiên phong trong việc kéo giá nhà đất sát hơn với nhu cầu của người mua với việc xây dựng với hàng loạt chung cư giá rẻ mang tên Đại Thanh nhưng thực tế, giá công bố một đằng nhưng bán lại một nẻo.

Dự án nhà ở xã hội của Đại Thanh, thông báo giá rẻ, 10 triệu đồng/m2 nhưng khi tiếp cận dự án, người mua phải trả giá cao hơn ở những tầng thấp. Những tầng gần tầng thượng, giá 10 triệu đồng/m2 nhưng để xếp hàng và mua được cũng không dễ dàng gì. Đôi khi, các "cò" đã thâu tóm toàn bộ sàn các căn hộ giá rẻ, người mua muốn sở hữu một căn phải trả cho các "cò" từ 70 triệu - 200 triệu đồng/căn. Nếu tính bù trừ, chắc chắn giá người thu nhập thấp mua được sẽ không phải là 10 triệu đồng/m2 nữa, mà đã cao hơn rất nhiều.

Hay gần đây, một số dự án của Viglacera, Nam Cường, AZ Thăng Long... triển khai, giá các căn hộ được cho là giảm nhưng thực tế lại không hề giảm. Thậm chí, dự án chậm tiến độ kéo dài, tiền của nhà đầu tư bị "om", kiện tụng, cãi vã, có khi là đổ máu cũng không còn là hiếm.

Hơn nữa, các chuyên gia và các cơ quan quản lý thị trường BĐS cho rằng, giá bất động sản ở Hà Nội đã giảm mạnh, có nơi tới 50% nhưng thực tế, đất nền ở các quận như Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên không hề giảm.

Điển hình như tại Từ Liêm, trước khi có thông tin tách huyện này làm 2 quận, giá BĐS "đứng im". Cho đến khi có thông tin, huyện Từ Liêm sẽ tách thành hai quận, giá BĐS ở đó đã bật tăng.

Nhiều khu biệt thự ở Hà Nội trở thành nơi cho nghiện tá túc và chăn nuôi gia cầm

Nhiều khu biệt thự ở Hà Nội trở thành nơi cho nghiện tá túc và chăn nuôi gia cầm. Ảnh minh họa

Chị Thu Giang quê ở Thái Nguyên đã sống và làm việc ở Hà Nội gần 10 năm nhưng vẫn không mua nổi vài chục mét vuông nhà ở cho rằng, với chính sách như hiện nay, chắc chắn người có thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/tháng chẳng bao giờ mua được nhà ở.

"Hai vợ chồng một tháng thu nhập được hơn 10 triệu đồng, thuê nhà, con gửi trẻ, ăn uống đã gần hết số tiền nói trên. Mỗi năm tích góp được gần 20 triệu đồng, chắc chắn phải mất khoảng 40 - 50 năm mới mua được vài chục mét vuông nhà ở", chị Giang cho biết.

Cùng cảnh ngộ với chị Giang, anh Lê Minh Phương quê ở Thái Bình cho biết, đi làm ở Hà Nội 5 năm nay, tích góp được 200 triệu, tính chuyện mua nhà ở xã hội nhưng lại lo dự án chậm tiến độ, tiền bị "om". Trong khi đó, khoản tiền ấy là cả gia tài của gia đình anh.

Nhận định của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội dù được cho là rất đúng với thực tế giá BĐS ở Hà Nội hiện nay, tuy nhiên, người có nhu cầu mua nhà, người có thu nhập thấp lại mong muốn ở vị lãnh đạo Hà Nội có những động thái khác, thiết thực hơn thay vì chỉ nhận định. Người có thu nhập thấp là cán bộ, công nhân viên chức đang ngày ngày hăng xay làm việc, lao động, cống hiến, góp sức mình vào xây dựng Hà Nội mong muốn rằng, lãnh đạo Hà Nội hãy "vi hành" nhiều hơn nữa để có cái nhìn tường tận về BĐS ở Hà Nội và có những chính sách hợp lý cho người lao động có thu nhập thấp.

Câu hỏi đặt ra là, vì sao Bình Dương, Đà Nắng và TP. Hồ Chí Minh có các dự án nhà ở cho người thu nhập thấp rất thiết thực, giá mềm mà tại Hà Nội, dự án nào giá cũng cao ngất ngưởng và triển khai "ì ạch".

Nguyễn Nam

本文地址:http://app.marimbapop.com/html/601f791831.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Duy trì, nhân rộng hơn 570 mô hình học tập và làm theo Bác

Chủ tịch Hà Nội: Không để người dân ở lại khu vực nguy hiểm khi bão số 3 đổ bộ

Đường vào thôn Làng Nủ bị lũ quét ở Lào Cai tiếp tục khó khăn vì sạt lở taluy

Kỷ luật nhiều lãnh đạo trung tâm y tế vụ thu hồi tiền hỗ trợ Covid

Đề nghị kỷ luật nguyên Trưởng Công an TP Chí Linh Lê Văn Thoan

Thủ tướng: Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm nồng độ cồn

Thủ tướng: Quân đội, Công an cấp phát lương thực đến tận tay người dân vùng lũ

Thấy nguy cơ sạt lở đất, trưởng thôn đưa 115 người lên lên núi lánh nạn an toàn

友情链接