【kq ao】Việt Nam lại chậm chân, theo sau Thái Lan, Philippines làm ô tô điện

Cú hích thị trường buộc Nhà nước phải có quyết sách đúng

Ô tô điện đang là một xu thế tất yếu của công nghiệp ô tô thế giới. Dự báo tới năm 2025,ệtNamlạichậmchântheosauTháiLanPhilippineslàmôtôđiệkq ao ô tô điện sẽ chiếm 25% tổng sản lượng ô tô toàn cầu. Thế nhưng, dường như Việt Nam vẫn đang tiếp tục chậm chân trong cuộc chơi này.

Tại Diễn đàn Xe điện Việt Nam mới đây (Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương phối hợp với Viện Cơ khí động lực, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Mạng lưới các Hiệp hội xe điện toàn cầu và mạng lưới các Hiệp hội xe điện ASEAN tổ chức), nỗi lo lắng đó hiện rõ trong giới các nhà nghiên cứu.

PGS. TS Tạ Cao Minh, Viện Điện, Đại học Bách khoa Hà Nội nói: "Trước đây, khi Nhà nước làm chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô, chỉ nhắc đến nội địa hóa, chọn dòng xe ưu tiên 7 chỗ hay 5 chỗ, tiêu chuẩn khí thải Euro 4 hay 5... và chỉ bàn cho xe chạy xăng, chạy dầu. Gần như chưa có xe chạy điện. Gần đây, khi có cú hích của thị trường, Nhà nước mới bắt đầu quan tâm".

{ keywords}
Một mẫu thiết kế ô tô điện của Vinfast được công bố hồi tháng 1/2019

Cú hích mà PGS.TS Minh nói tới chính là câu chuyện của Vinfast. Sinh sau, đẻ muộn nhưng hãng xe Việt này đã ngay lập tức tuyến bố sẽ sản xuất xe điện. Hiện, xe máy điện Vinfast Klara đã bán ra thị trường. Mẫu thiết kế concept ô tô điện đã được lựa chọn trên cơ sở khảo sát bầu chọn 17 mẫu thiết kế, dự kiến tới đây sẽ hoàn thành để tiến tới bản thương mại.

"Lúc này, doanh nghiệp đã đi trước, bắt buộc Nhà nước phải có quyết sách đúng, phải có chiến lược rõ ràng cho xe điện", PGS. TS Tạ Cao Minh nhấn mạnh.

Ông kể thêm: "Một doanh nghiệp có nói với tôi, họ phải làm vừa loay hoay vì chưa có tiêu chuẩn dẫn đường. Tôi biết, Nhà nước đã đặt hàng một số đơn vị xây dựng tiêu chuẩn xe điện nhưng thế là quá chậm".

"Xe điện là xu thế tất yếu. Nếu không làm ngay bây giờ, Việt Nam lại trở thành nơi tiêu thụ sản phẩm lỗi thời của các nước khác đẩy sang. Và chúng ta lại lỡ một lần nữa ", PGS. TS Minh lo ngại.

Cần thành lập Hội xe điện Việt Nam

Liệu Việt Nam có cơ hội trong thị trường xe điện? Chúng ta có thể tham khảo mô hình nào cho ngành công nghiệp ô tô điện sắp tới?

Ông Edmund Araga, Chủ tịch Hiệp hội xe điện Philippines cho biết, sáng kiến sản xuất xe điện đầu tiên ở Philippins bắt đầu từ năm 2008. Đến 2010, nước này đã thu hút tới 3 tỷ Peso vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này.

{ keywords}
 
{ keywords}
Diễn đàn Xe điện Việt Nam được khởi xướng tổ chức bởi Đại học Bách khoa HN, có sự tham gia của nhiều Hiệp hội xe điện trong khu vực như Thái Lan, Philippines...

Theo ông Edmund Araga, Philippines đã có khoảng 1.400 xe Jeepney điện (phương tiện công cộng) và xe 3 bánh. 6 năm tới, nước này sẽ có 234 nghìn xe Jeepney điện đăng ký và có 70.000 xe có mặt ở thủ đô Manila. Số lượng xe điện được kỳ vọng chiếm 10% lượng ô tô ở đây.

Các chính sách ưu đãi là yếu tố quyết định thành công cho chủ trương phát triển xe điện công cộng này.

Tại đây, thuế nhập khẩu áp dụng mức 0% đối với các chi tiết lắp ráp xe điện và xe hybrid. Thuế tiêu thụ đặc biệt được miễn cho xe điện và giảm 50% đối với xe hybrid. Các trạm sạc được giảm thuế thu nhập. Các nhà đầu tư nước ngoài được trải thảm đỏ vào sản xuất xe điện.

Tham vọng của Philippines là trở thành trung tâm sản xuất xe điện của khu vực và tiến tới xuất khẩu.

Đi sau Philippines tới 5 năm nhưng công nghiệp xe điện của Thái Lan lại có sự bứt phá ngoạn mục.

{ keywords}
Ô tô điện tại Thái Lan đã phát triển ngoạn mục

TS Yossapong Laoonual, Chủ tịch Hiệp hội Xe điện Thái Lan cho biết, sau 3 năm gia nhập thị trường, đến nay, sản xuất xe điện của Thái Lan đã đứng thứ 12 trên thế giới, sau Canada, Pháp.

Năm 2015, Thái Lan mới chỉ có 76 ô tô điện và 7.629 ô tô hybrid đăng ký mới thì đến năm 2018, ô tô điện đã tăng lên 325 chiếc và ô tô hybrid tăng lên 20.344 chiếc đăng ký mới. Dự kiến năm 2036, Thái Lan sẽ có 1,2 triệu xe điện, 690 trạm sạc và có ô tô điện thông minh, giảm cường độ tiêu thụ năng lượng 30% trong lĩnh vực giao thông.

Thái Lan cũng đặt mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất xe điện của châu Á. 

Theo TS Yossapong Laoonual, Chính phủ cũng dành ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt rất thấp cho xe điện, ví dụ như xe khách chạy điện bằng pin có mức thuế chỉ từ 2-8%, bán tải chạy điện chỉ có mức thuế 10%.

Trong khi đó, tại Việt Nam, vấn đề xe điện đang hoàn toàn bỏ ngỏ. Cách đây vài năm, Tập đoàn FPT đã tiên phong sản xuất xe điện tự lái nhưng vì không có hành lang pháp lý, chiếc xe đành chỉ đi lại trong khuôn viên khu công nghệ cao.

Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Chính phủ ban hành năm 2014 chỉ nhắc sơ bộ rằng các dự án sản xuất ô tô thân thiện môi trường như xe hybrid, xe chạy điện... là định hướng khuyến khích. Bản Quy hoạch sau đó có nêu ngắn gọn, dự án này sẽ được hưởng chính sách ưu đãi cao nhất hiện hành.

Mãi tới tháng 3 vừa qua, Bộ Tài chính mới bắt đầu đề xuất bổ sung ô tô chạy điện và ô tô hybrid được ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện trong giai đoạn 2018-2022.

Đặc biệt, tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho ô tô điện là hoàn toàn chưa có.

Trước khó khăn này, PGS. TS Đàm Hoàng Phúc, Phó trưởng Bộ môn Ô tô và xe chuyên dụng, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng: "Để thúc đẩy phát triển công nghiệp xe điện, một điểm chung ở các nước là đều thành lập Hiệp hội xe điện. Đây chính là hạt nhân để kết nối, phối hợp giữa các nhà sản xuất, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách cùng thiết lập nền tảng chính sách cho ngành công nghiệp mới này một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất".

{ keywords}
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương

Đồng tình với góc nhìn trên, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cũng cho rằng, thời gian tới, Việt Nam cũng cần thành lập Hội xe điện Việt Nam tương tự như các nước, tập hợp các doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học và hợp tác chặt chẽ với các hiệp hội xe điện khu vực ASEAN, hiệp hội xe điện toàn cầu để bắt kịp với xu thế mới.

Vị Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp khẳng định, định hướng nền công nghiệp ô tô Việt Nam là theo hướng phát triển bền vững. Do vậy, sản xuất các loại xe sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện môi trường như xe điện.. nhận cần được ưu tiên lớn.

Xe điện đã được nhiều hãng ô tô lớn của thế giới đầu tư phát triển công nghệ, sản xuất và sử dụng rộng rãi ở nhiều nước như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản….

Các hãng sản xuất ô tô điện và xe tự lái nổi bật hiện nay có thể kể tên như Tesla, Nissan, Toyota, Hyundai, Renault, BYD. Khu vực ASEAN đã xuất hiện mạnh mẽ trên bản đồ thế giới về số lượng ô tô sản xuất hằng năm. Đây sẽ là những bài học giá trị cho Việt Nam để có thể rút ngắn khoảng cách với các nước trong lĩnh vực này.

Phạm Huyền

VinFast hoàn thành sản xuất thử nghiệm chiếc LUX SUV đầu tiên

VinFast hoàn thành sản xuất thử nghiệm chiếc LUX SUV đầu tiên

Ngày 6/3/2019 tại Hải Phòng, chiếc xe VinFast Lux SA2.0 đầu tiên đã lăn bánh khỏi dây chuyền lắp ráp, đánh dấu thành công của chu trình sản xuất thử nghiệm dòng ô tô thương mại “made in Vietnam”.

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Tài xế che biển số, đi lùi trên cao tốc Long Thành
下一篇:Ngành nước tại Việt Nam gặp thách thức lớn do biến đổi khí hậu