【ngoại hạng anh hạng 2】Quay về lĩnh vực cốt lõi để tồn tại
Nhược điểm cố hữu
Qua các trường hợp thương hiệu Việt bị nước ngoài mua như Phở 24,ềlĩnhvựccốtlõiđểtồntạngoại hạng anh hạng 2 Dạ Lan, Diana…, người ta đều thấy nổi lên sự khập khiễng. Đó là DN nước ngoài có vốn lớn, kinh nghiệm nhiều, khả năng truyền thông mạnh hơn, trình độ khoa học kỹ thuật cao hơn nên họ rất dễ đánh bại thương hiệu Việt. Ngay cả những thương hiệu Việt Nam đạt thứ hạng cao như: Vinamilk, Trung Nguyên, Kinh Đô, Việt Tiến, Bia Hà Nội, Bia Sài Gòn, Vissan… cũng đang đứng trước cuộc cạnh tranh khốc liệt và gay gắt với các thương hiệu nước ngoài. Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc đánh giá, trên thực tế, môi trường kinh doanh của Việt Nam thời gian vừa qua chưa khuyến khích được các DN nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Hầu như các DN dành nhiều thời gian xử lý các mối quan hệ hơn là tập trung vào đổi mới quản trị và công nghệ, nhất là tại những ngành có thị trường nhạy cảm. Đó cũng chính là lý do giải thích nguyên nhân vì sao các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lại trụ vững trong giai đoạn hiện nay, trong khi hàng loạt các DN trong nước phá sản hoặc chật vật tồn tại.
Theo các chuyên gia kinh tế, năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam 2012- 2013 được xếp ở hạng 75 (thấp nhất kể từ khi Việt Nam được xếp hạng) và nguyên nhân dẫn đến việc thương hiệu Việt chưa thành công là do nhiều yếu tố: tâm lý sính ngoại, thiếu sự đầu tư chiến lược của Nhà nước; thiếu các công ty tư vấn đủ năng lực; thiếu sự liên kết, liên minh và thiếu sự hỗ trợ của truyền thông. Bà Vũ Kim Hạnh - Giám đốc trung tâm Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao (BSA) cho rằng, nhược điểm cố hữu của DN Việt là ít đoàn kết, nương tựa nhau cùng tiến trong cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Trước những khó khăn hiện nay mà DN Việt đang đối mặt, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam khẳng định: “Trong điều kiện khó khăn về sản xuất kinh doanh, thị trường ngày càng thu hẹp, cạnh tranh càng khốc liệt buộc DN phải có sự “biến đổi gen” để có một bước đột phá trong kinh doanh”. Điều này đồng nghĩa với việc các DN Việt Nam phải có hàng loạt biện pháp để tự cứu mình như liên tục đưa ra mẫu mã mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa thị trường... Một vấn đề nữa các DN Việt Nam cần đặc biệt quan tâm, đó là người tiêu dùng Việt Nam vẫn hoài nghi, thậm chí dị ứng với sản phẩm của các nhãn hiệu, DN trong nước. Điều này có lẽ một phần do người Việt Nam có tâm lý vọng ngoại, nhưng một phần do sản phẩm của DN Việt chưa thực sự tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng trong nước.
Thay đổi để đáp ứng tình hình
Trong thời kỳ khó khăn hiện nay, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh “khuyên” các DN trong nước nên sử dụng triết lý “đánh nhỏ thắng nhỏ, đánh chắc thắng chắc”. Có thể DN có phương hướng chiến lược lớn, tầm nhìn toàn cầu nhưng phải hành động cụ thể và đi sát với thực tiễn bởi đây không phải là lúc các DN “mộng du” hay mơ tưởng. Cụ thể, DN nên tính tới việc phân tích cái gì người tiêu dùng tiếp tục mua, cái gì hạn chế mua. Chú ý phân tích các thế mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức đối với một tổ chức. Đây là một công cụ trong lập kế hoạch chiến lược cho tổ chức cho tình hình hiện nay trong chiến lược phát triển của tập đoàn và công ty. Ông Lê Đăng Doanh cho rằng: “DN nên xem xét tình hình, phân tích xem nhu cầu mặt hàng của thị trường có gì thay đổi không nhằm kịp thời đưa ra các phương án khác. Trong tình hình hiện nay, các DN đặc biệt chú ý tốc độ, hiệu quả, hoàn thành sớm nhất các hợp đồng, phương án kinh doanh. Bởi rất có thể phương án lúc đầu có lãi nhưng do thực thi chậm và có điều chỉnh nên phải chịu lỗ. Đây là thời kỳ đòi hỏi các doanh nhân phải năng động”, ông Doanh nhấn mạnh.
Trong khi đó, theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, phương châm đầu tiên cho DN trong thời lạm phát là “tự cứu mình trước khi trời cứu”. Để làm được điều này, DN nên tìm kiếm cơ hội cải cách và tái cấu trúc bên trong. Đặc biệt, trong lúc thị trường liên tục biến động như hiện nay, DN cần phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu tình hình. Với ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu hồi nửa đầu năm 2008, nhiều DN không chấp nhận buông xuôi và tự cứu mình. Nhưng từ giờ đến năm 2015, với những cột mốc mới, thách thức mới, đòi hỏi các DN phải rà soát lại chiến lược, bối cảnh thị trường trong nước và nước ngoài để có điều chỉnh. Rất cần theo dõi tình hình để biết được thách thức trong ngắn hạn và trung hạn của đất nước hiện nay và những năm tới, cũng như quan tâm các động thái chính sách. “DN cần chú ý nắm bắt các cơ hội mới khi Nhà nước tái cấu trúc kinh tế. Khi đó, nền kinh tế sẽ nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp phụ trợ, đây được xem là “lãnh địa” của các DN vừa và nhỏ. DN cần từ bỏ những dự án tốn kém, dự án bay bổng lãng mạn, xa rời lĩnh vực cốt lõi. Bởi vì tái cấu trúc là quay về lĩnh vực cốt lõi của mình”, bà Lan lưu ý.
An Nhiên