UBND tỉnh Bình Định cho biết,ìnhĐịnhkiếnnghịnớilỏngquytrìnhvayvốnđểthúcđẩysảnxuấkết quả qingdao hainiu qua đối thoại trực tiếp tại các buổi làm việc cùng các Hiệp hội, doanh nghiệpvà kết hợp khảo sát thông tin bằng phiếu khảo sát của Tổ công tác của tỉnh cho thấy, đa số các Hiệp hội, doanh nghiệp đều báo cáo và nhận định tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của các doanh nghiệp trên địa bàn đã và đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu tiêu dùngcủa thị trường trong và ngoài nước đều giảm mạnh, thị trường bị thu hẹp dẫn tới số lượng đơn hàng và giá trị đơn hàng đều giảm nhiều so với các năm trước; chi phí đầu vào tăng (xăng dầu, điện…), lượng hàng tồn kho lớn (tồn kho nguyên vật liệu gỗ, đá…) trong khi đầu ra khó khăn. Bên cạnh đó, các khách hàng truyền thống của doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn tương tự dẫn đến số đơn đặt hàng cũng giảm sút, các điều kiện thanh toán cũng ngày càng khó khăn hơn (nhiều đối tác khi đặt hàng yêu cầu được thanh toán chậm, không đặt cọc trước…). Đồng thời, lãi suất cho vay của các ngân hàngthương mại trên địa bàn đã giảm so với đầu năm 2023 nhưng vẫn còn cao so với khả năng của các doanh nghiệp (do tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay còn khó khăn, ảnh hưởng đến dòng tiền để trả nợ vay của các doanh nghiệp), phí dịch vụ đã giảm so với đầu năm 2023 tuy nhiên có sự chênh lệch các mức phí giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Đặc biệt, Tổ công tác của tỉnh Bình Định nhận thấy, thủ tục và điều kiện để tiếp cận vốn từ các ngân hàng thương mại còn gặp khó khăn, cụ thể là trường hợp doanh nghiệp còn hạn mức tín dụng và tài sản bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhưng không được ngân hàng thương mại cho vay. Nguyên nhân là do các ngân hàng thương mại thực hiện cho vay dựa trên các thẩm định, đánh giá tính khả thi các phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (theo từng hợp đồng, đơn hàng cụ thể). Trong khi đó, do tình hình còn khó khăn nên số đơn hàng đã giảm mạnh hoặc tại thời điểm đề nghị vay vốn thì doanh nghiệp không có đơn hàng hoặc không có phương án kinh doanh khả thi. Vì vậy, doanh nghiệp không vay được vốn từ các ngân hàng thương mại để chuẩn bị nguyên vật liệu dự phòng cho các đơn hàng giai đoạn cuối năm 2023. Từ đó, UBND tỉnh kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại có phương án, giải pháp phù hợp theo hướng nới lỏng quy trình, quy định vay vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của các khách hàng, nhất là các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên khuyến khích phát triển và các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ. “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng tích cực triển khai các chương trình tín dụng, chính sách theo chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như: Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực Lâm sản, Thủy sản (15.000 tỷ đồng); Chương trình tín dụng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo chung cư cũ (120.000 tỷ đồng); Chính sách hỗ trợ lãi suất từ ngân sách đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP; Chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư số 02/2023/TT-NHNN để góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh”, UBND tỉnh Bình Định kiến nghị. |