【nhận định roma】Hội Luật gia Việt Nam tiếp tục phản đối hành vi của Trung Quốc
Hội Luật gia Việt Nam tổ chức buổi họp báo lần thứ 3 và ra tuyên bố phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Tại buổi họp báo,ộiLuậtgiaViệtNamtiếptụcphảnđốihnhvicủaTrungQuốnhận định roma ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Chủ tịch Hội đã đọc bản tuyên bố của Hội Luật gia Việt Nam về việc tàu Trung Quốc đâm hỏng tàu kiểm ngư 951 của Việt Nam.
Tuyên bố nêu rõ: Ngày 9/5, trước việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) trái phép trong vùng biển Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam đã ra tuyên bố cực lực phản đối hành động này và yêu cầu Trung Quốc rút ngay lập tức giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Từ đó đến nay, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, bất chấp mọi nỗ lực thiện chí giải quyết căng thẳng bằng con đường hòa bình của Chính phủ Việt Nam, Trung Quốc vẫn tiếp tục ngang nhiên có nhiều hành động leo thang căng thẳng.
Các tàu của Trung Quốc được sự yểm trợ của máy bay, đã chủ động đâm thẳng vào tàu Việt Nam, làm hư hỏng thiết bị, gây thương tích cho các kiểm ngư và ngư dân Việt Nam. Ngày 26/5 tàu cá của Trung Quốc số 11209 đã đâm chìm tàu cá ĐNA- 90152 của Việt Nam, làm 10 thuyền viên trên tàu gặp nạn, toàn bộ hải sản, ngư cụ của tàu ĐNA- 90152 bị hư hỏng hoàn toàn. Ngày 1/6 tàu Trung Quốc liên tục phun vòi rồng vào tàu Cảnh sát Biển 2016 và đâm mạnh bên mạn phải của tàu làm thủng 4 lỗ, cách mép nước biển chỉ 40cm.
Trầm trọng nhất là vào ngày 23/6, cách giàn khoan Hải Dương 981 chừng 11,5 hải lý về phía Tây Nam, tàu kiểm ngư của Việt Nam mang số hiệu KN-951 đã bị 7 tàu của Trung Quốc bao vây, sử dụng tốc độ cao để áp sát, phun vòi rồng với áp lực lớn, đâm va, ngăn cản trong khi tàu Kiểm ngư 951 đang thực thi pháp luật trong khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Các hành vi của Trung Quốc rõ ràng là những hành vi sử dụng vũ lực, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam, vi phạm quyền con người, bất chấp hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Nguồn: (Chinhphu.vn)