【trận thụy điển】Chuyện tác nghiệp ở Trường Sa

时间:2025-01-10 21:40:10 来源:88Point

Dù phải vượt qua khó khăn,ệntcnghiệpởTrườtrận thụy điển nguy hiểm nhưng chuyến hải trình đến quần đảo Trường Sa hàng năm là sự trải nghiệm tuyệt vời đối với mỗi nhà báo.

Mọi vất vả trong hải trình gần như biến mất khi các nhà báo lao vào tác nghiệp trên đảo Trường Sa.

Hàng năm, có nhiều đoàn từ đất liền đến thăm các đảo, điểm đảo trên quần đảo Trường Sa, một số đoàn còn có sự đồng hành của phóng viên đi tuyên truyền về biển đảo. Các anh lính hải quân cho biết, mùa tết là mùa biển động, thường bị ảnh hưởng bởi các đợt gió mùa nên chuyến đi có phần khó khăn hơn. Để tham gia cùng đoàn vận chuyển hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán hàng năm, phóng viên phải có thể lực tốt để chống chọi với cơn say sóng. Đặc biệt, phóng viên nữ tác nghiệp trong môi trường biển đảo sẽ có những hạn chế nhất định, nhất là về sức khỏe.

Nhà báo Lâm Thị Mỹ An, Báo Hậu Giang, tham gia chuyến đi theo đoàn chúc tết của Hải quân Vùng 4 vào dịp tết năm 2016 chia sẻ: “Nhận nhiệm vụ theo đoàn công tác chúc tết trên quần đảo Trường Sa vào năm 2016, tôi vừa mừng vừa lo. Vui vì được một lần trong đời đến quần đảo Trường Sa, nhưng lo lắng nhất vẫn là sức khỏe. Tôi tìm các anh chị đi trước hỏi từ hành trang cần chuẩn bị và những tình huống khó khăn có thể gặp phải khi tác nghiệp, di chuyển vào đảo”.

Khấp khởi, hào hứng, lo lắng là cảm xúc chung của các phóng viên, nhà báo khi được đến Trường Sa. Trước khi bắt đầu chuyến hải trình vào đầu năm 2018, nhà báo Duyên Anh, Báo Đà Nẵng chia sẻ bản thân vẫn còn chút lo lắng về việc con cái của mình ở nhà như thế nào? Việc ăn, việc học của chúng ra sao? Nhưng sự quyết tâm của người làm báo thôi thúc cho chị nguồn động lực, gác việc cá nhân qua một bên để tập trung vào nhiệm vụ tuyên truyền. “Trong chuyến đi, tôi mong muốn sẽ khai thác được thật nhiều đề tài về cuộc sống người dân, tình quân dân để mang đến cho bạn đọc nhiều cảm xúc và tự hào về vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc”, phóng viên Duyên Anh chia sẻ trước khi lên tàu đi Trường Sa trước thềm năm mới Mậu Tuất 2018.

Trong khai thác thông tin, phóng viên theo đoàn chia nhau thành nhóm nhỏ tác nghiệp cho đỡ mất thời gian, tranh thủ chụp thật nhiều ảnh, có nhiều thước phim đẹp. Những đề tài về biển đảo trong chuyến đi có sức hút mãnh liệt với những phóng viên trẻ, đặc biệt là những người lần đầu đến với Trường Sa. Chủ đề: người lính, đón xuân sớm ở Trường Sa, tình quân dân hay đời sống Nhân dân trên đảo, thường được khai thác nhiều nhất.

Theo chia sẻ của nhà báo Dương Phước Thuận, Báo Hậu Giang, trong đời anh có 2 mơ ước lớn là được đặt chân đến Trường Sa và thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chuyến công tác đặc biệt đến quần đảo Trường Sa vào tết năm 2017 đã cho anh những kỷ niệm không thể quên trong cuộc đời làm báo.

“Quá trình tác nghiệp, tôi tranh thủ lấy thật nhiều thông tin, trao đổi thêm với đồng nghiệp đi cùng về đề tài, hướng tiếp cận. Tác nghiệp theo nhóm, mọi người đồng lòng chia sẻ cho nhau tư liệu. Một kỷ niệm khó quên trong chuyến đi của tôi là điều kiện tác nghiệp ở biển đảo sóng 3G yếu rất khó gửi tin, bài về tòa soạn. Vì vậy, phóng viên phải tranh thủ lên những nơi cao nhất để tải nội dung và hình ảnh liên tục lên email để gửi về. Có những đêm phải thức tới 2, 3 giờ sáng để kết nối mong truyền dữ liệu thành công về tòa soạn”, nhà báo Dương Phước Thuận hồi tưởng về chuyến đi tuyệt vời của mình.

Nếu trong đất liền, máy móc bị hỏng, ẩm có thể mang đi sửa liền. Nhưng trên biển, nếu thiết bị tác nghiệp của phóng viên nào gặp sự cố xem như hỏng cả chuyến đi. Với bất kỳ phóng viên nào khi tác nghiệp trong môi trường biển đảo, bảo vệ thiết bị là việc ưu tiên hàng đầu. Nhất là lúc rời tàu di chuyển vào các đảo, điểm đảo bằng xuồng nhỏ. Biết chắc chắn sẽ bị ướt nên mỗi người tự chuẩn bị áo mưa cho mình; máy ảnh, máy quay được bọc kỹ trong nhiều lớp ni-lông. Tất cả đồ đạc cho vào túi buộc kín lại. Căng thẳng nhất là khi bước từ tàu sang xuồng nhỏ vào đảo, bởi sóng lớn dập dữ dội nếu sơ suất có thể rơi cả người và máy xuống biển hay va vào tàu rất nguy hiểm. Khó khăn là vậy, nhưng cả chặng đường đều suôn sẻ nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình từ thủy thủ tàu, kiểm ngư viên. Để rồi cuối cùng khi kết thúc chuyến đi, chúng tôi đã có được nguồn tư liệu quý, những hình ảnh tuyệt đẹp về vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc nơi các anh lính đảo kiên cường canh giữ ngày đêm, nơi có những công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập miệt mài để phụng sự đất nước. Và đằng sau mỗi tác phẩm viết về biển đảo Trường Sa là những hồi ức quý báu, những trải nghiệm tuyệt vời khó quên trong đời người cầm bút…

Bài, ảnh: KỲ ANH 

推荐内容