【bóng đá kết quả cúp liên đoàn anh】Quyết liệt tiêu thụ mía bị ngập lũ
Trước tình hình mía bị ảnh hưởng do lũ chưa được thu hoạch còn nhiều tại vùng mía lớn nhất của tỉnh là huyện Phụng Hiệp,ếtliệttiuthụmabịngậplũbóng đá kết quả cúp liên đoàn anh hiện Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đang tích cực phối hợp với ngành chức năng của huyện thực hiện nhiều giải pháp thiết thực nhằm hạn chế thiệt hại cho nông dân.
Hai nhà máy đường thuộc Casuco là Phụng Hiệp và Vị Thanh đang tăng cường thu mía cho nông dân.
Khoảng 1.300ha mía cần thu hoạch sớm
Ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp cho biết, do ảnh hưởng của tình hình lũ trong thời gian qua nên toàn huyện có khoảng 5.644ha trong tổng số 7.505ha mía của niên vụ này bị ngập do lũ. Trong đó, đáng quan tâm là có khoảng 2.800ha mía (giống mía chín sớm và ROC 16) bị ngập với độ sâu từ 10-20cm, có nơi cao 40cm và thời gian ngập từ 10-35 ngày. Trong số diện tích này thì mía có khả năng bị thiệt hại trên 70% là 122,7ha và thiệt hại từ 30-70% là 2.089ha. Thời gian qua, do được nông dân tích cực thu hoạch nên hiện còn khoảng 1.300ha ở các xã như: Hòa Mỹ, Phương Bình, Hòa An, Tân Long… cần được thu hoạch sớm trong lúc này, nếu kéo dài thêm thời gian thì mức độ thiệt hại cho nông dân càng cao hơn.
Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, cho hay: So với thời điểm cùng kỳ năm trước thì hiện tiến độ thu hoạch mía trên địa bàn huyện rất chậm. Bởi vào thời điểm này năm trước, mỗi ngày nông dân của huyện đốn khoảng 105ha mía để bán cho thương lái chở đi tiêu thụ tại các nhà máy đường trong tỉnh, nhưng giờ diện tích đốn mỗi ngày chỉ khoảng 65ha. Do tiến độ thu hoạch chậm nên hiện toàn huyện chỉ mới đốn hơn 2.500/7.505ha đã xuống giống (riêng diện tích mía đã bán trước đó để ép làm nước giải khát là 747ha) và giá mía hiện tại dao động từ 500-700 đồng/kg.
Cũng theo ông Tuấn, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiến độ thu hoạch mía chậm. Trước hết là do giá mía năm nay không hấp dẫn nên thương lái đi mua trong dân rất ít, nhiều bà con sau khi đốn mía phải tự tìm phương tiện vận chuyển đến nhà máy đường; kế tiếp là tình trạng thiếu hụt nhân công lao động lại xảy ra trong vụ này. Ngoài ra, nhiều rẫy có cây mía bị chết nên nhân công thu hoạch phải loại ra trong quá trình đốn, từ đó mất thời gian và tăng chi phí đốn chặt... “Trước tình hình cấp bách trong tiêu thụ mía như hiện nay, nhất là tại những diện tích mía đã bị ảnh hưởng nặng do lũ, nếu không triển khai quyết liệt các giải pháp trong lúc này thì khoảng một tuần nữa, diện tích mía bị thiệt hại trên 70% của huyện sẽ tiếp tục gia tăng”, ông Tuấn cho hay thêm.
Casuco đẩy mạnh nhiều giải pháp
Nhằm đẩy nhanh tiến độ thu hoạch mía, đặc biệt là phối hợp sớm cùng chính quyền địa phương giải quyết khoảng 1.300ha mía (giống ROC 16) có nguy cơ bị thiệt hại nặng do bị ngập nước lũ hơn 15 ngày trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, hiện lãnh đạo Casuco đang đề ra nhiều công việc và sẽ tích cực thực hiện trong thời gian tới. Ông Nguyễn Hoàng Ngoan, Phó Tổng Giám đốc Casuco, thông tin: Trước mắt, công ty sẽ đề nghị các tổ thu mua mía của công ty có sự điều tiết thương lái vào trực tiếp mua mía cho bà con tại những vùng cần ưu tiên thu hoạch trong lúc này theo đề xuất của ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, đồng thời các tổ thu mua cũng sẽ có kế hoạch hỗ trợ ghe cho bà con vận chuyển mía về hai nhà máy của công ty. Ngoài ra, khi bà con vận chuyển mía về nhà máy thì Casuco sẽ tiến hành phát phiếu ưu tiên để những ghe mía này nhanh chóng được đưa vào ép và nông dân cũng được hưởng các quyền lợi giống như thương lái.
Ngoài thực hiện giải pháp trên, theo lãnh đạo Casuco thì để việc thu hoạch mía của bà con được nhanh chóng, giảm tiền công đốn chặt, từ khi vào vụ ép đến nay, công ty đều thu mua tất cả các cây mía dù đã chết hay còn sống chứ không loại bỏ cây mía đã chết và thời gian tới vẫn tiếp tục duy trì công tác thu mua này nên thương lái và nông dân cứ an tâm. Bởi theo phân tích của lãnh đạo Casuco, mía là loại cây trồng rất đặc biệt, dù cây mía có chết mấy phần trăm nhưng khi đưa vào ép thì ít hay nhiều đều có chữ đường (CCS). Tuy nhiên, khi mua mía chết nhiều thì nhà máy phải tốn thêm một khoản chi phí vì nặng xử lý tạp chất.
Ông Nguyễn Hoàng Ngoan, Phó Tổng Giám đốc Casuco, thông tin thêm: Có điều đáng mừng kể từ khi vào vụ ép đến nay là tuy mía bị ảnh hưởng và thiệt hại do lũ nhưng CCS đo được tại hai nhà máy đường của Casuco vẫn ở mức cao. Cụ thể, bình quân CCS tại Nhà máy đường Phụng Hiệp là 11,25 CCS, còn tại Xí nghiệp đường Vị Thanh cũng trên 10 CCS và bình quân CCS của công ty đến thời điểm này là 10,77 CCS. Việc CCS ở mức cao sẽ tạo điều kiện cho thương lái thu mua mía trong dân được thuận lợi hơn.
Cũng theo thông tin từ lãnh đạo Casuco, hiện nay ngoài 3 nhà máy đường trên địa bàn tỉnh đã đi vào hoạt động thì Nhà máy đường Sóc Trăng cũng mới chính thức vào vụ ép. Thế nhưng, lượng mía đầu vụ ở Sóc Trăng không nhiều nên khả năng nhà máy đường này sẽ qua lấy mía trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ước tính, tổng công suất ép của các nhà máy đường đang hoạt động tại vùng đồng bằng sông Cửu Long trong lúc này là khoảng 12.000 tấn mía cây/ngày đêm, tương đương từ 120-130ha mía. Như vậy, nếu ngành chức năng các địa phương của huyện Phụng Hiệp có giải pháp tốt trong khâu đốt chặt mía thì những diện tích mía cần ưu tiên thu hoạch dứt điểm trong thời gian nửa tháng tới là hoàn toàn có khả thi và thực hiện được.
Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho rằng: Lãnh đạo huyện Phụng Hiệp cần tiếp tục phát huy vai trò của các tổ thu hoạch mía vần công lẫn nhau trong nông dân để đẩy nhanh tiến độ đốn mía trong thời gian tới và thực hiện trên nguyên tắc là chính quyền địa phương không để người dân “cô đơn” mà bỏ cây mía không chịu đốn vì thấy thu hoạch xong không có lợi nhuận. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp tỉnh cũng rất thiết tha kêu gọi các nhà máy đường trong và ngoài tỉnh có kế hoạch thiết thực để sớm tiêu thụ mía cho người dân, trong đó đề xuất việc quan tâm đến những giải pháp làm như thế nào hấp dẫn lực lượng thương lái tăng cường mua mía. Đồng thời, đồng tình rất cao các cách mà lãnh đạo Casuco thực hiện trong thời gian qua và mong Casuco tiếp tục duy trì trong thời gian tới…
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC