【đội hình arsenal gặp tottenham】Vị thế của Hải quan Việt Nam trong khu vực ngày càng được nâng cao
Nhiều sáng kiến hội nhập được ghi nhận
Sau cả một quá trình dài, vị thế của Hải quan Việt Nam trong ASEAN từng bước được nâng cao thông qua việc đưa ra các sáng kiến hợp tác, hội nhập ASEAN, được cộng đồng Hải quan ASEAN ghi nhận. Đặc biệt là có những đề xuất trong thay đổi cơ chế hoạt động mang lại hiệu quả, minh bạch hơn.
Kết quả hợp tác mang lại nhiều lợi ích Hợp tác về lĩnh vực hải quan những năm qua đã bảo vệ lợi ích kinh tế và ngăn chặn, phòng chống các vi phạm về hải quan, tạo thuận lợi thương mại, đầu tư và giao lưu đi lại giữa Việt Nam và các nước, đồng thời tranh thủ được nguồn hỗ trợ kỹ thuật nghiệp vụ, trang thiết bị... phục vụ quá trình cải cách, hiện đại hóa hải quan. |
Theo Tổng cục Hải quan, năm 1995, lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN - đây là lời chào của Hải quan Việt Nam với cộng đồng Hải quan ASEAN. Năm 2004, Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN 12 được tổ chức tại Hà Nội, đánh dấu quá trình tiếp cận ban đầu của Hải quan Việt Nam với hải quan quốc tế, bắt đầu bước phát triển mới theo định hướng hiện đại hóa. Tháng 6/2014, Hải quan Việt Nam tiếp tục đăng cai, tổ chức thành công Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 23, khẳng định vị thế của Hải quan Việt Nam trong hợp tác quốc tế và hiện đại hóa hải quan.
Bên cạnh việc tham gia xây dựng và thực hiện các kế hoạch, chiến lược phát triển Hải quan ASEAN (SPCD); Cơ chế một cửa ASEAN (ASW); Cơ chế quá cảnh hải quan ASEAN (ACTS); Hiệp định Hải quan ASEAN mới; xây dựng và rà soát Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN (AHTN) trên phiên bản HS cập nhật..., Hải quan Việt Nam còn tham gia sâu rộng trong các chương trình hợp tác với các nước đối thoại và đối tác của ASEAN như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc - New Zealand, Mỹ trong việc hỗ trợ kỹ thuật nghiệp vụ hải quan.
Điển hình, trong năm 2023, Hải quan Việt Nam đã hoàn thành và triển khai Danh mục AHTN; triển khai ACTS; ký và triển khai thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên trong ASEAN (AAMRA); trao đổi thông tin Tờ khai hải quan ASEAN (ACDD) và Chứng nhận kiểm dịch điện tử (e-phyto) qua ASW. Ngoài ra, Hải quan Việt Nam chủ trì, phối hợp với Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Úc tổ chức thành công Chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo hải quan cấp trung (JCMMP) lần thứ 6 vào tháng 10/2023.
Năm 2023, với vai trò là chủ tọa trong đàm phán Chương Thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại của Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Canada, Hải quan Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu đề ra của Ủy ban đàm phán. Trong vai trò là thành viên, Hải quan Việt Nam đã tích cực tham gia đàm phán nâng cấp các Hiệp định ASEAN - Trung Quốc, ATIGA và bước đầu khởi động đàm phán nâng cấp Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ.
Việt Nam cũng đã thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và kết nối kỹ thuật ASW. Tính đến tháng 3/2024, Hải quan Việt Nam đã kết nối chính thức ASW để trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với tất cả 9 nước thành viên ASEAN và đang xây dựng giải pháp, lộ trình kết nối trao đổi chứng từ điện tử giữa ASEAN và các đối tác như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.
Mong muốn vươn lên đón đầu công nghệ
Theo bà Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, (Tổng cục Hải quan), Hải quan Việt Nam là một cơ quan tích cực trong khối ASEAN và các tổ chức khác như GMS và APEC. Trong hợp tác song phương, Hải quan Việt Nam luôn nhận được sự kết hợp, hỗ trợ từ cơ quan hải quan các nước tiên tiến trên thế giới trong quá trình triển khai cải cách hiện đại hóa.
Với mong muốn vươn lên đón đầu công nghệ, Hải quan Việt Nam đã và đang nỗ lực, học hỏi, chia sẻ và không ngừng trau dồi, đẩy mạnh công tác đào tạo cho cán bộ công chức hải quan. Trong đó, việc đổi mới và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực hải quan không chỉ hướng tới mục tiêu khai thác sức mạnh của công nghệ để ứng phó với các thách thức mới nổi của thương mại toàn cầu mà còn giúp nuôi dưỡng thế hệ kế cận và chia sẻ thông tin, chống các hành vi gian lận, tạo thuận lợi thương mại giữa các quốc gia trên thế giới.
Đặc biệt, năm 2024, Hải quan Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch tổ chức đăng cai Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33 dự kiến vào tháng 6. Trên cương vị chủ tịch, Hải quan Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy, giữ vai trò kết nối các nước thành viên để tiếp tục triển khai và hoàn thành các sáng kiến hợp tác hải quan quan trọng trong ASEAN như: trao đổi chứng từ điện tử, doanh nghiệp ưu tiên, thương mại điện tử...
Trong tiến trình chung của hợp tác hải quan ASEAN, Hải quan Việt Nam tiếp tục thực hiện các sáng kiến đang triển khai và nghiên cứu một số nội dung mới như: trao đổi thông tin dữ liệu thương mại điện tử giữa các cơ quan hải quan và doanh nghiệp thương mại điện tử, rà soát và tháo gỡ các điểm vướng mắc trong quy trình giải phóng hàng.
相关推荐
- Đã sửa xong cáp quang biển APG, 100% lưu lượng được khôi phục
- Bàn giao một cháu bé bị lạc cho gia đình
- Du khách thích thú trải nghiệm tinh hoa làng nghề
- President praises overseas Vietnamese coming home for Tết
- Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau
- Lung linh sắc hoa
- Ngân sách thu 75% tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà
- Kết quả bóng đá Nam Định 3