【bang xep hang bong da hang nhat anh】VKFTA: Gia tăng thương mại Việt Nam
Sản phẩm dệt may của Việt Nam từng bước khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế |
Đối tác kinh tế lớn của Việt Nam
Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Hàn Quốc có tốc độ tăng trưởng bình quân 10 năm trở lại đây đạt 23,ăngthươngmạiViệbang xep hang bong da hang nhat anh4%/năm. Năm 2015, Hàn Quốc tiếp tục là một trong ba đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch thương mại song phương đạt 34,4 tỷ USD, tăng 29,2% so với năm 2014. Tính đến tháng 4/2016, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 12,7 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với thế mạnh về nguyên nhiên liệu, công nghiệp nhẹ và nông sản, Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc những mặt hàng như: dệt may, dầu thô, hàng thủy sản, xơ sợi dệt các loại, gỗ và các sản phẩm gỗ… Nhiều sản phẩm của Việt Nam đã từng bước khẳng định vị trí tại thị trường Hàn Quốc. Ngược lại, Hàn Quốc có thế mạnh xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị các loại, linh kiện điện thoại…
Bên cạnh đó, sau hơn 27 năm thực hiện đầu tư vào Việt Nam, Hàn Quốc đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất về cả số lượng và dự án đầu tư trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam kể từ tháng 10/2014. Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 4/2016, tổng số vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đã đạt trên 48 tỷ USD với 5.213 dự án đầu tư.
Phát biểu tại hội thảo “Tiếp cận thị trường Hàn Quốc và kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc” vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Đỗ Kim Lang - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) - cho biết, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu suy giảm, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng là một tín hiệu đáng mừng cho thấy, quan hệ thương mại giữa hai nước được dự đoán sẽ có những bước tăng trưởng cao hơn nữa. Với chiều hướng tích cực đó, mục tiêu nâng kim ngạch thương mại giữa hai nước lên 70 tỷ USD vào năm 2020 chắc chắn sẽ đạt được, thậm chí còn hoàn thành trước thời hạn. Điều này một phần nhờ vào những tác động tích cực từ Hiệp định VKFTA vừa có hiệu lực từ tháng 12 năm ngoái.
Mở rộng quy mô thương mại
Ông Myoung – Jin Shin, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp xuất khẩu Hàn Quốc (KOIMA) - cho hay: “Trong số các nước thành viên ASEAN, Việt Nam hiện là đối tác thương mại đứng thứ hai của Hàn Quốc. Việt Nam cũng là 1 trong 4 thị trường chiến lược giúp thúc đẩy các mặt hàng xuất khẩu của Hàn Quốc, đồng thời tập trung kết nối các nhà sản xuất với người mua hàng”.
Theo dự báo từ phía Hàn Quốc, quy mô thương mại giữa hai nước sẽ tăng thêm 150 triệu USD/năm trong vòng 15 năm từ khi FTA có hiệu lực. Sự tăng trưởng này được dự đoán trên cơ sở các cam kết cắt giảm thuế quan của VKFTA sâu hơn FTA Hàn Quốc - ASEAN. Cụ thể, Việt Nam cam kết cắt giảm 89,2% số dòng thuế, trong khi Hàn Quốc cam kết tới 95,4%. Điều đáng nói là số dòng thuế phía Hàn Quốc cắt giảm cho Việt Nam nhiều hơn số dòng thuế họ cắt giảm cho các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam như: Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan... khoảng 5%, giúp tăng đáng kể sức cạnh tranh và khả năng thâm nhập của hàng Việt vào thị trường Hàn Quốc. Chưa kể, cơ cấu hàng hóa của Việt Nam và Hàn Quốc mang tính bổ sung chứ không cạnh tranh càng tạo tiền đề tốt cho việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại.
VKFTA bao trùm lên nhiều nội dung như quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa hải quan, phòng vệ thương mại, các biện pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật (SPS), hàng rào kỹ thuật thương mại… Theo đó, cộng đồng doanh nghiệp hai nước sẽ tận dụng cơ hội này để đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước lên một tầm cao mới.
Ông Myoung – Jin Shin - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp xuất khẩu Hàn Quốc: Sau khi hiệp định VKFTA có hiệu lực, kim ngạch nhập khẩu nông sản từ Việt Nam của Hàn Quốc tăng 37%, lớn hơn nhiều so với kỳ vọng, trong đó các mặt hàng hoa quả, rau, củ tăng 26%. |