发布时间:2025-01-27 09:03:05 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
"Hạ nhiệt" giá xăng dầu: Sử dụng công cụ thuế cần đồng bộ với các giải pháp bù đắp nguồn thu |
Đón nhận thông tin giá xăng dầu giảm sâu xuống dưới 30.000 đồng/lít xăng,áxăngdầugiảmmạnhNgườidândoanhnghiệpvànềnkinhtếcùnghưởnglợnhận định bồ chị Nguyễn Thu Hương (cán bộ công tác ở một cơ quan nhà nước tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho hay, do giá xăng dầu tăng liên tục từ đầu năm đến nay đã đẩy chi phí sinh hoạt của gia đình tăng theo, nhất là tiền chợ hàng ngày. Chi tiêu của gia đình khi giá xăng ở mức 26.000 đồng/lít hết khoảng 13 triệu đồng/tháng, trong 2 tháng qua giá xăng tăng ở mức hơn 30.000 đồng/lít đã đẩy các khoản chi tiêu của gia đình lên hơn 15,5 triệu đồng/tháng. Mỗi khi giá xăng tăng 500 đồng - 1.000 đồng/lít nhưng thực tế có thể đã kéo theo tăng giá các mặt hàng tiêu dùng sinh hoạt thường ngày lên nhiều.
Nguồn: BCT |
“Mặt xăng dầu hạ nhiệt mạnh sẽ giúp đời sống dễ thở hơn. Hy vọng những khoản chi phí tiêu dùng, sinh hoạt sẽ sớm giảm theo…” - chị Thu Hương phấn khởi nói.
Cũng như người dân, cộng đồng doanh nghiệp cũng có phản ứng tích cực. Ông Lê Duy Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, bày tỏ hoan nghênh khi Bộ Tài chính đã sớm đưa ra kiến nghị giảm thuế môi trường trong giá xăng dầu, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Bởi theo ông, chỉ trong hơn 1 tháng qua, giá xăng dầu đã tăng tới 15% là "quá sức chịu đựng của doanh nghiệp". Doanh nghiệp vận tải càng chạy càng lỗ. Nhiều đơn vị gần như tạm dừng hoặc giảm tần suất hoạt động tối đa.
Ông Hoàng Văn Hùng - Giám đốc Công ty Hoàng Hùng, có địa chỉ tại thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa cho hay: "Công ty có 5 xe vận tải lâu nay chỉ hoạt động cầm chừng vì không có lãi. Nhiều hợp đồng của đối tác, chúng tôi không dám nhận vì sợ lỗ. Nay liên Bộ Công thương - Tài chính điều chỉnh giảm sâu giá xăng dầu chúng tôi rất phấn khởi. Ngay sáng 11/7, chúng tôi đã cho anh em lái xe triển khai các hợp đồng cho các đối tác”.
Đánh giá về việc điều chỉnh giảm giá xăng dầu vào ngày 11/7, TS. Vũ Tiến Lộc - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, cho rằng việc giảm giá xăng dầu hơn 3.000 đồng/lít, lớn nhất từ trước đến nay thể hiện sự đồng hành nỗ lực của Chính phủ, thể hiện trách nhiệm của Quốc hội là tín hiệu vui tác động tích cực đến nền kinh tế.
“Quyết định của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15 về việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đã hỗ trợ tích cực cho người dân, cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phục hồi kinh tế; cũng góp phần kiềm chế được lạm phát. Như vậy việc giảm giá xăng dầu sẽ đạt được đa mục tiêu, một mũi tên trúng được nhiều đích…” - ông Vũ Tiến Lộc khẳng định.
Theo Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm, giá xăng dầu tăng 51,83%, làm CPI tăng tới 1,87 điểm phần trăm trong tổng mức tăng chung 2,44%. Còn tính riêng trong quý II/2022, sau 7 lần tăng giá liên tiếp, tăng 54,92% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,98 điểm phần trăm; nếu cộng với giá gas tăng 31%, góp phần làm CPI tăng thêm 0,45 điểm phần trăm, thì nhóm hàng nhiên liệu này đã làm CPI tăng 2,43 điểm phần trăm, trong khi cả quý II, CPI chỉ tăng 2,96%. |
Đồng thuận với quan điểm nêu trên, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), cũng đưa ra bình luận, giá xăng dầu giảm sâu xuống dưới 30.000 đồng, giúp giảm áp lực lạm phát, tác động trực tiếp, tích cực đến các ngành hàng tiêu thụ nhiều nhiên liệu thường chiếm từ 30 - 40% chi phí của các doanh nghiệp như vận tải, hàng không, logistics, đánh bắt xa bờ... Riêng nghề đánh bắt cá xa bờ chịu ảnh hưởng nhiều, do giá nhiên liệu mà trực tiếp là giá xăng dầu chiếm đến 40 - 50% chi phí, khiến tàu thuyền phải ngừng hoạt động. Hoạt động đánh bắt cá xa bờ đình trệ không chỉ ảnh hưởng đến đời sống, thu nhập của ngư dân mà đồng thời ảnh hưởng đến vấn đề bảo vệ hải đảo, biên giới trên biển.
TS. Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, cũng nhận định rằng, nếu chúng ta tiếp tục duy trì giảm thuế bảo vệ môi trường 1.000 đồng từ nay đến cuối năm như Chính phủ và Quốc hội đã thông qua và có thể tính đến giảm thêm thuế phí thì sẽ góp phần giúp GDP tăng trưởng thêm khoảng 0,57 điểm phần trăm, CPI giảm 0,41 điểm phần trăm; thu ngân sách có thể giảm khoảng 7.800 tỷ đồng, tương ứng 0,56% tổng thu. Tuy nhiên, với việc giảm áp lực tăng giá tăng dầu sẽ giúp nền kinh tế đạt được mục tiêu GDP đề ra của năm 2022, thậm chí có thể đạt tăng trưởng 7%, CPI sẽ được kiểm soát quanh mức 4%.
* TS. Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
TS. Nguyễn Bích Lâm |
Giảm giá xăng dầu 3.000 đồng/lít có quy mô khá lớn, theo tính toán nếu như kỳ điều hành trong tháng 7/2022 này không biến động, không tăng cũng không giảm thì việc giảm giá xăng dầu so với tháng trước đã làm cho giá xăng dầu giảm 4,3% và giảm CPI tháng 7 so với tháng 6 là 0,13 điểm phần trăm. Từ nay đến cuối năm mà không thay đổi như mức giá xăng dầu hiện nay thì bình quân xăng dầu cả năm 2022 so với năm 2021 sẽ tăng 44%, khi đó làm giảm CPI khoảng 0,11 điểm phầm trăm. Như vậy tín hiệu giảm giá xăng dầu lần này sẽ có tác động mạnh, qua đó làm giảm lạm phát kỳ vọng, thúc đẩy tăng trưởng, làm cho các chương trình kinh tế phục hồi.
Giá xăng dầu thế giới đang có đà giảm nhưng vẫn ở mức cao, mức này vẫn tác động mạnh đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân. Chúng ta vẫn có thể nghiên cứu cắt giảm nữa đối với giá xăng dầu. Cụ thể vừa qua mới giảm thuế bảo vệ môi trường, hiện còn 3 sắc thuế nữa mà 3 sắc thuế này đánh vào % của giá bán xăng dầu trên thị trường, nếu giảm được các sắc thuế này sẽ giảm được nhiều. Tôi đánh giá cao việc Bộ Tài chính đang nghiên cứu các phương án để giảm các sắc thuế còn lại, nhằm giúp cho kinh tế phục hồi phát triển trong thời gian tới.
Giảm thuế xăng dầu sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, nhưng về trung hạn và dài hạn hoạt động sản xuất kinh doanh không bị đổ vỡ, trì trệ khi đó nguồn thu từ sản xuất kinh doanh mới cao. Trên thực tế giá xăng dầu quá cao thì việc thu thuế từ xăng dầu cũng sẽ bị giảm, khi hoạt động sản xuất kinh doanh bị đổ vỡ. Giảm thuế xăng dầu cũng sẽ giúp cho nguồn thu thuế xăng dầu ổn định và gia tăng trong trung hạn và dài hạn khi kinh tế phục hồi.
* Ông Phạm Thế Hồng – Phó Giám đốc Công ty TNHH thương mại và vận tải du lịch H&D:
Ông Phạm Thế Hồng |
Xăng dầu là nhiên liệu quan trọng ảnh hưởng lớn tới hoạt động của doanh nghiệp vận tải. Giá xăng dầu tăng khiến doanh nghiệp vận tải hành khách bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhiều doanh nghiệp đã phải tăng giá cước để bù lại chi phí dôi ra do giá xăng dầu tăng cao.
Nếu giá xăng dầu tiếp tục tăng cao sẽ làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp, làm chậm quá trình mở rộng quy mô sản xuất, hoạt động sản xuất nhiều ngành có thể bị ngưng trệ, đặc biệt là các ngành vận tải du lịch.
Tính sơ bộ giảm giá xăng dầu, mỗi chuyến xe 7 chỗ lưu hành 250 km sẽ giảm khoảng 60.000 đồng; xe 16 chỗ sẽ giảm được 80.000 đồng; xe 29 chỗ giảm được khoảng 100.000 đồng; xe 45 chỗ sẽ giảm được khoảng 140.000 đồng.
Được biết, vừa qua Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 36/2022/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung Thông tư số 199/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn) về việc giảm lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng kiểm xe ôtô. Theo đó, từ ngày 1/8/2022, mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với xe ô tô sẽ giảm từ 50.000 đồng/giấy xuống còn 40.000 đồng/giấy; lệ phí đối với xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi giảm từ 100.000 đồng/giấy xuống còn 90.000 đồng/giấy. Đó là những chính sách có tác dụng tích cực với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải.
相关文章
随便看看