【lịch thi đấu bóng đá liga】Thoái vốn nhà nước tại Habeco, những bài toán khó
Ràng buộc với Carlsberg
Tại Habeco, Hãng bia Carlsberg của Đan Mạch là cổ đông lớn thứ hai, sau cổ đông nhà nước là Bộ Công thương. Carlsberg hiện đang sở hữu xấp xỉ 17,5% vốn điều lệ Habeco. Cổ đông này từng được Habeco nghiên cứu xin ý kiến cổ đông nâng mức sở hữu lên 30%, nhưng sau đó bị bỏ ngỏ.
Trên thực tế, không chỉ sở hữu lớn, Carlsberg còn có nhiều lợi thế tại Habeco. Ông Phan Đăng Tuất, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) từng chia sẻ về việc “rút kinh nghiệm” từ thương vụ Habeco: “Thậm chí, Carlsberg còn muốn làm chủ hôn, sau này nếu Habeco muốn đi thêm bước nữa cũng phải xin ý kiến Carlsberg. Chúng tôi sẽ thuê tư vấn nước ngoài, nếu không rất dễ lặp lại vết xe đổ của Habeco”.
Được biết, trong thỏa thuận hợp tác chiến lược với Carlsberg, bên cạnh nghĩa vụ của Carlberg là hỗ trợ Habeco phát triển, đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ, thiết bị, mở rộng thị trường, nâng cấp quản trị doanh nghiệp…, cổ đông này được hưởng nhiều quyền, trong đó có quyền ưu tiên được mua cổ phiếu chiến lược tiếp, hay được thông qua đối tác chiến lược khác (nếu có) của Habeco trong trường hợp Bộ Công thương bán thỏa thuận cho đối tác chiến lược.
Quan trọng hơn, Carlsberg đã gia nhập sâu vào hệ thống của Habeco, đủ để “nắm rõ chiến lược phát triển, cách phát triển thị trường, kênh phân phối của Habeco”, như ông Nguyễn Hồng Linh, Tổng giám đốc Habeco từng nhận xét.
Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, nguồn tin từ Bộ Công Thương cho biết, để đạt được mục tiêu thoái vốn nhà nước tại Habeco, một trong những điểm quan trọng cần đạt được là đàm phán lại với Carlsberg để thay đổi hợp đồng đối tác chiến lược. Khi chưa đạt được thỏa thuận này, các bước tiếp sau nếu Habeco muốn tìm đối tác chiến lược để bán thỏa thuận sẽ khá khó khăn.
Câu chuyện về quyền sử dụng đất
Với Habeco, bên cạnh vấn đề thương hiệu, hoạt động kinh doanh hiệu quả thì điều được công chúng đặc biệt quan tâm chính là phần diện tích đất thuê tại địa chỉ 183 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội, nơi đặt nhà máy công suất 100 triệu lít/năm (theo công bố thông tin năm 2008), đồng thời là trụ sở chính của Tổng công ty.
Tại thời điểm cổ phần hóa Habeco năm 2008, Tổng công ty lựa chọn hình thức thuê đất theo Nghị định 109/2007/NĐ-CP, trong đó Tổng công ty tiếp tục kế thừa và thuê đất phục vụ đầu tư, sản xuất - kinh doanh (trả tiền hàng năm) theo quy định của Luật Đất đai, nên không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp. Giá khởi điểm của đợt đấu giá cổ phần này là 50.000 đồng/CP.
Thuyết minh chi tiết về diện tích đất trên, bản công bố thông tin cổ phần hóa Habeco năm 2008 viết: “Tổng công ty đang thỏa thuận ký hợp đồng thuê đất dài hạn, trả tiền thuê đất hàng năm theo quy định. Tại địa điểm này tiếp tục sử dụng là địa điểm đặt trụ sở của Tổng công ty và quy hoạch nhà máy với công suất 100 triệu lít/năm”.
Như vậy, những nhà đầu tư tham gia đầu tư vào Habeco từ năm 2008 được cung cấp thông tin rằng, diện tích đất thuê tại địa chỉ 183 Hoàng Hoa Thám sẽ tiếp tục là đất thuộc quyền thuê lâu dài của Tổng công ty. Năm 2016, trong chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc bán tiếp vốn nhà nước tại Habeco, có chỉ đạo phương án thoái vốn tại Habeco sẽ được tách quyền sử dụng đất ra. Điều này tạo ra sự băn khoăn cho thị trường.
Nếu tách quyền sử dụng đất tại Habeco ra khỏi đợt bán thoái vốn nhà nước thì hoạt động kinh doanh hiện tại của Tổng công ty liệu có bị ảnh hưởng? Bao giờ Tổng công ty phải di dời nhà máy? Ai sẽ chịu trách nhiệm về những thiệt hại từ di dời nhà máy như chi phí di dời, chi phí bồi thường cho nhân viên (nếu có)? Đó là chưa kể chi phí cơ hội do gián đoạn kinh doanh, cơ hội chuyển đổi mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp mà nhà đầu tư đã kỳ vọng, bởi rất nhiều doanh nghiệp tương tự Habeco với diện tích “đất vàng” lớn, cũng không tính giá trị quyền thuê đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa do lựa chọn thuê đất dài hạn và trả tiền thuê hàng năm, nhưng cổ đông nhà nước thoái vốn toàn bộ.
Nguồn tin tại Bộ Công thương chia sẻ, bản thân ông cũng băn khoăn chưa rõ chỉ đạo tách quyền sử dụng đất sẽ triển khai như thế nào cho phù hợp. Nếu tách được quyền sử dụng đất tại Habeco ra khỏi Tổng công ty khi Bộ Công thương thoái vốn, đây sẽ là trường hợp đầu tiên Nhà nước tách quyền sử dụng đất ra khỏi một doanh nghiệp không phải là công ty nhà nước (100% vốn nhà nước).
Nếu rút quyền thuê đất, cổ đông nhà nước có lẫn vai?
Sau khi nghiên cứu cơ hội đầu tư vào Habeco khi Bộ Công Thương lên kế hoạch thoái vốn, một nhà đầu tư nước ngoài đặt câu hỏi: Liệu có sự nhầm lẫn trong vai trò sở hữu cổ đông nhà nước và sở hữu của doanh nghiệp trong tình huống Nhà nước muốn tách quyền sở hữu đất tại đây không?
Vị này cho rằng, ở vai trò nhà đầu tư theo chuỗi giá trị, ông ủng hộ phương án tách quyền sử dụng đất ra khỏi doanh nghiệp. “Khi đó, giá trị doanh nghiệp mang bán sẽ giảm và việc mua thâu tóm doanh nghiệp sẽ thấp hơn”, vị này nói. Nhưng đó là câu chuyện của cổ đông mới, những người sẽ mua cổ phiếu Habeco từ Bộ Công thương lần này. Ở vai trò của cổ đông khác tại Habeco, câu chuyện sẽ không đơn giản như vậy.
Khi mua cổ phiếu Habeco, nhà đầu tư mua với giả định Habeco tiếp tục thuê lâu dài diện tích đất tại 183 Hoàng Hoa Thám cho mục tiêu làm trụ sở và nhà máy công suất 100 triệu lít/năm. Nay tách quyền sử dụng đất khi thoái vốn nhà nước, Habeco có thể không còn quyền thuê lâu dài đất tại đây. Và điều này, chưa tính đến những chi phí phát sinh như đã nói ở trên, họ có thể còn mất đi nhiều hơn thế, đó là lợi thế kinh doanh của quyền thuê đất.
Năm 2010, Bộ Công thương từng có ý định tiếp tục thoái vốn nhà nước tại Habeco, với khối lượng bán tương đương 3% vốn điều lệ của Tổng công ty. Trong bản công bố thông tin của đợt bán đấu giá lần này, phần diện tích đất 49.960 m2 tại 183 Hoàng Hoa Thám được Ban lãnh đạo Habeco cho biết chưa có hợp đồng thuê mới, đang được sử dụng làm nhà máy sản xuất bia, có giá trị thẩm định theo giá thị trường tại Chứng thư số 585/TĐG/CTTĐGSGL ngày 27/8/2010 là 2.308 tỷ đồng.
Ở thời điểm hiện tại, nếu mất đi quyền thuê đất, rất khó để tính được Habeco sẽ mất đi bao nhiêu tiền thực và chi phí cơ hội, nhưng cổ đông nhà nước - tức Bộ Công thương sẽ có cơ chế nào để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông khác tại Habeco?
Về vấn đề này, đại diện một quỹ đầu tư cho rằng, nếu đây là đợt cổ phần hóa lần đầu Habeco, thì việc tách quyền thuê đất của Habeco hay không là quyền của cổ đông Nhà nước. Trong tình huống hiện tại, dường như có sự nhầm vai giữa quyền thuê đất của doanh nghiệp (Habeco) và quyền thuê đất của Nhà nước tại phần đất Habeco. “Nhà nước nên coi quyền thuê đất tại đây (183 Hoàng Hoa Thám) là căn cứ để tính giá trị vốn nhà nước tại Habeco và từ đó đưa ra giá khởi điểm”, vị này nói.
Liên quan đến “đất vàng”, có một câu chuyện thực tế khá thú vị. Một doanh nghiệp đã niêm yết đang sở hữu quyền thuê đất lâu dài có diện tích khá lớn và vị trí rất đẹp tại Hà Nội. Giữa cơn sốt đất, doanh nghiệp lên phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất và điều này cũng phù hợp với chủ trương di dời nhà máy khỏi trung tâm Hà Nội. Thế nhưng, tài liệu định giá của đơn vị thẩm định giá cho thấy, chi phí di dời nhà máy lớn hơn nhiều so với lợi nhuận thu về từ chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nên cuối cùng, sau nhiều năm, diện tích đất trên vẫn đang làm nhà máy.
Câu chuyện này cho thấy, quyền thuê “đất vàng” chưa hẳn đã là “vàng” cho doanh nghiệp. Hiện tại, thị trường đang mong đợi các thông điệp cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước xung quanh câu chuyện “đất vàng” tại Habeco.
下一篇:Nguyên tắc vàng thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng
相关文章:
- Cán bộ Đoàn sáng tạo, hăng say cống hiến
- Du khách ngậm đắng nuốt cay vì môi giới tour 'quảng cáo một đằng thực tế một nẻo'
- Lộ hàng loạt thí sinh nghi là ‘con ông cháu cha’ được nâng điểm ở Hà Giang
- Thủ tướng mong muốn Tây Ninh là hình mẫu làm giàu bằng nông nghiệp
- Bão số 9 hướng về vùng biển miền Trung, liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?
- Tăng lực đẩy của hệ thống, giảm ‘lực kéo’ của Thủ tướng
- Xác minh điểm thi bất thường tại Sơn La: Lộ thời điểm công bố kết quả thẩm định
- Cảnh báo: Nhiều loại thuốc phổ biến trên thị trường làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm ở người dùng
- Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Thí sinh có 'điểm ảo' dù đã nhập học vẫn bị xử lý
相关推荐:
- Xuất hiện vết nứt dài hàng trăm mét sau 2 tiếng nổ lớn ở Đắk Nông
- Bão số 3 đang di chuyển vào đất liền: Vùng ảnh hưởng rộng lớn, tăng cường phòng chống bão
- Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Sớm đưa Việt Nam vào nhóm các nước dẫn đầu ASEAN
- Điểm chuẩn Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2018
- Ngày 4/1: Giá xăng dầu tiếp tục leo dốc
- Dưới 20 điểm nên chọn học ngành kế toán ở trường nào để dễ đậu?
- Sẽ bỏ quy định xe hợp đồng điện tử phải gắn mào
- Đà Nẵng: Kết luận vụ nguyên thư ký ông Xuân Anh mượn nhà của Vũ 'nhôm'
- Giá iPhone 16 series đầu năm 2025 tiếp tục giảm
- Lợi thế và thách thức đối với doanh nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam
- Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- Nhận định, soi kèo Al Nasr vs Al Arabi, 21h35 ngày 6/1: Khó tin chủ nhà
- Vietnam Airlines triển khai dịch vụ check
- Lumia 950 XL bản demo bị Microsoft thu hồi vì lỗi phần cứng
- Đã tìm ra một loại siêu vật liệu cứng hơn cả kim cương
- Điều tra nguyên nhân nước suối Đá Bàn ở Đắk Nông bị nhuộm màu đen kịt
- 1.115 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe
- Tách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn Kiếm
- Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
- UAV do thám Mỹ lượn qua 7 quốc gia để bay gần biên giới Nga