【san marino bóng đá】Liên tiếp xảy ra tai nạn đuối nước ở “hồ tử thần”: Người dân cần nâng cao ý thức
Mặc dù biết ở khu vực hồ đá (hay còn gọi là “hồ tử thần” tại KP.Tân Lập,êntiếpxảyratainạnđuốinướcởhồtửthầnNgườidâncầnnângcaoýthứsan marino bóng đá phường Đông Hòa, TX.Dĩ An) từng có nhiều nạn nhân đuối nước, tuy nhiên nhiều người vẫn bất chấp nguy hiểm vào hồ để tắm, chụp hình và câu cá. Chỉ trong 1 tháng qua đã có 3 trường hợp đuối nước ở “hồ tử thần” này.
Liên tiếp xảy ra tai nạn
Ngày 31-10, anh Lý Trí T. (19 tuổi, ngụ quận 9, TP.Hồ Chí Minh) cùng 4 người bạn ra khu vực hồ đá (đối diện nhà khách Đại học Quốc gia) để tắm. Thấy mọi người bơi ra mỏm đá giữa hồ, cách bờ khoảng 100m, anh T. cũng bơi ra được vài mét thì bị đuối nước. Lúc này 2 người bạn nhảy xuống cứu anh T. nhưng bất thành.
Anh Trần Minh Thiện (19 tuổi, quê Kiên Giang) kể: “Thấy T. vẫy vùng, tôi và một người nữa lao ra định cứu nhưng chúng tôi mới bơi được một nửa đường thì T. đã chìm sâu xuống nước”. Hai người còn lại mắc kẹt ở mỏm đá được lực lượng cứu hộ kịp thời đưa vào bờ an toàn. Khoảng 16 giờ cùng ngày, thi thể nạn nhân được tìm thấy.
Lực lượng chức năng tham gia tìm kiếm thi thể nạn nhân đuối nước ở hồ đá vào ngày 31-10
7 ngày sau, người dân đi câu cá tại hồ này phát hiện một cô gái chới với giữa hồ nước. Mặc dù người dân đã nhanh chóng bơi ra ứng cứu nhưng cô gái đã tử vong. Cũng tại hồ này, 6 ngày sau, người dân đi câu cá hoảng hốt phát hiện một thi thể đang trong giai đoạn phân hủy dạt vào bờ hồ. Nạn nhân khoảng 30 tuổi, chưa xác định danh tính. Cũng tại nơi này, người dân chứng kiến Lê Văn N. (21 tuổi, quê Lâm Đồng, sinh viên năm 3) rơi xuống hồ và mất tích ngay sau đó. Đến sáng hôm sau, lực lượng chức năng mới tìm được thi thể nạn nhân. Đây là trường hợp thứ 4 chết ở “hồ tử thần” từ đầu năm đến nay.
Cần sự phối hợp từ nhiều phía
Mặc dù liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước ở khu vực hồ đá, tuy nhiên theo ghi nhận của P.V, nhiều người dân vẫn tiếp tục vượt rào chắn vào khu vực hồ đá để câu cá, chụp hình và hóng mát. Những người này đều biết gần đây ở hồ đá có nhiều người chết vì đuối nước, tuy nhiên họ cho rằng chỉ đứng trên bờ hồ nên không nguy hiểm đến tính mạng mà không biết rằng đã không ít trường hợp dù không xuống hồ đá tắm mà vẫn chết do trượt chân.
Trao đổi với P.V về tình trạng người dân “phớt lờ” biển báo nguy hiểm vào hồ đá để giải trí, ông Trần Việt Thắng, Phó giám đốc Trung tâm Quản lý và Phát triển Đô thị Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh (gọi tắt là trung tâm), cho biết: “Vấn đề hiện tại là thái độ thiếu trách nhiệm của một số người dân. Mặc dù trung tâm và chính quyền địa phương đã cắm biển cảnh báo nguy hiểm và rào chắn nhưng nhiều người dân vẫn vào câu cá, hóng mát. Thậm chí họ còn xé hàng rào để đi vào. Dù lực lượng chức năng đã mời lên xử lý nhiều vụ việc cố tình vào quá gần hồ nhưng vẫn không tác dụng. Họ cứ lấy lý do vào câu cá chứ đâu có bơi”.
Ông Thắng cho biết thêm: “Để hạn chế tình trạng người dân vào hồ đá có nguy cơ gặp nguy hiểm, trung tâm phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên tuần tra và thay phiên nhau túc trực nhắc nhở, xử lý những trường hợp vào quá gần hồ. Đồng thời, trung tâm còn phối hợp với Ban giám hiệu các trường đại học và Ban quản lý ký túc xá tuyên truyền cho sinh viên về sự nguy hiểm của việc ra hồ đá. Nhờ đó mà trong những năm trở lại đây nhận thức của sinh viên đã được nâng cao rất nhiều. Ngoài ra, trung tâm đang tiến hành xây dựng thêm một hàng rào mới kiên cố hơn, bao luôn hàng rào cũ, dự kiến đến tháng 1-2017 sẽ hoàn thành”.
Trong khi đó thiếu tá Dương Đình Thanh, Phó Trưởng Công an phường Đông Hòa, TX.Dĩ An cho biết: “Trước nhiều tai nạn đuối nước thương tâm xảy ra ở hồ đá, Công an phường sẽ triển khai kế hoạch phối hợp với Đại học Quốc gia tăng cường công tác tuần tra nhằm nhắc nhở người dân không được đến gần hồ đá. Đồng thời, Công an phường cùng với các ban ngành, đoàn thể tuyên truyền mức độ nguy hiểm của việc tắm hồ đá cho người dân hiểu rõ. Ngoài ra, người dân cũng cần tự giác chấp hành quy định để bảo vệ bản thân”.
Ông Trần Việt Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý và Phát triển Đô thị Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, cho biết: “Vấn đề hiện tại là thái độ thiếu trách nhiệm của một số người dân. Mặc dù trung tâm và chính quyền địa phương đã cắm biển cảnh báo nguy hiểm và rào chắn nhưng nhiều người dân vẫn vào câu cá, hóng mát. Thậm chí họ còn xé hàng rào để đi vào. Dù lực lượng chức năng đã mời lên xử lý nhiều vụ việc cố tình vào quá gần hồ nhưng vẫn không tác dụng. Họ cứ lấy lý do vào câu cá chứ đâu có bơi”.
相关推荐
- Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường cả năm 2024 đạt mức 227.500 tỷ đồng
- Mỗi đảng viên tự soi, tự sửa để giữ trọn lời thề
- Chủ động, sáng tạo trong dạy và học
- Ngày biên phòng toàn dân được triển khai sâu rộng, hiệu quả
- Bão Doksuri khả năng mạnh lên thành siêu bão đi vào Biển Đông
- Chúc tết mẹ Việt Nam anh hùng và lực lượng vũ trang huyện Bù Gia Mập
- Dấu ấn Việt Nam trong năm đầu đảm nhiệm cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền
- Tuyên truyền, tư vấn pháp luật cho công nhân lao động: Bảo vệ quyền lợi người lao động